Giúp em bài 7 nhé

Các câu hỏi liên quan

ĐỌC ĐOẠN TRÍCH VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI : Càng ngày, những vấn đề chính trị, thời sự của xã hội đất nước càng được quần chúng nhân dân quan tâm nhiều hơn, bàn luận nhiều hơn. Gia tăng không khí tranh biện sôi nổi có thể xem là một tín hiệu tích cực, dân chủ trong lộ trình phát triển văn hóa xã hội. Người dân đang ngày càng cởi mở và có trách nhiệm đối với xã hội và đất nước – một thể hiện rõ nét của ý thức công dân. Nhưng văn hóa tranh biện đang bộc lộ những lỗ hổng, những khiếm khuyết, lệch lạc… khó có thể khắc phục trong một sớm một chiều. Điều này xuất hiện không chỉ trên mạng xã hội mà ngay cả trên báo chí và hệ thống truyền thông chính thống. Người Việt hiếu thắng khi tranh luận. Người Việt hăng tranh cãi để giành phần hơn, phần thắng nhưng rất thiếu chỗ dựa, cơ sở lý tính đầy đủ và chính xác đề làm sáng tỏ chân lý. Điều này dường như trùng khít với một nhận định được đưa ra trong cuốn “Tâm lý học đám đông” của Gustave Le Bon: “Cái đáng sợ nhất là người ta không nói bằng tiếng nói của bản thân, mà luôn núp sau một tập thể, nâng cao nó thành tiếng nói của một giai tầng trong xã hội và tự cho mình là chính nghĩa tuyệt đối”. Người ta dễ thấy rằng người Việt đang trong giai đoạn thiếu, hoặc yếu nền tảng văn hóa tranh luận. Chúng ta chỉ có ngôn từ để cãi vã và hơn thua. Trên mạng xã hội, người ta dễ bị ảnh hưởng bởi đám đông, hoặc ưa lợi dụng tâm lý đám đông để che giấu trách nhiệm của bản thân. Tự nhiên chủ nghĩa, người ta cho rằng không cần tôn trọng đối thủ tranh biện, tha hồ xỉ vả, văng tục, “chụp mũ” người đối thoại. Đó là cách tự hạ mình, lưu manh hóa khi tranh luận. Dữ kiện đưa ra không giúp trở thành lập luận làm sáng tỏ vấn đề, chỉ thỏa mãn việc trút bức xúc của bản thân và chà đạp đối thủ. Tinh thần cao cả, trong sáng, hướng thượng trong tranh luận biến mất. CÂU HỎI Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của mình về một cuộc tranh luận có văn hóa. Mọi người giúp mình với huhu