13. Khi nào một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng?
A. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm được phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
B. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm được phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
C. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó gần giống với nghĩa của một số từ ngữ khác
D. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác
14. Khi nào một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp?
A. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
B. Khi từ ngữ đó có cách phát âm giống với một số từ ngữ khác
C. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác
D. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác
15. Dòng nào chứa từ ngữ không phù hợp trong mỗi nhóm từ ngữ sau đây:
A. Đồ dùng học tập: bút chì, thước kẻ, sách giáo khoa, vở.
B. Xe cộ: xe đạp, xe máy, ô tô, xe chỉ, xích lô, tàu điện.
C. Cây cối: cây tre, cây chuối, cây cau, cây gạo, cây bàng, cây cọ.
D. Nghệ thuật: âm nhạc, vũ đạo, văn học, điện ảnh, hội họa.
16. Từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau đây: học sinh, sinh viên, giáo viên, bác sĩ, kĩ sư, luật sư, nông dân, công nhân, nội trợ?
A. con người B. môn học C. nghề nghiệp D. tính cách
17. Các từ : học sinh, giáo viên, hiệu trưởng, giáo vụ, bàn, ghế, sách, vở, bút, mực, phấn, bảng, kĩ sư, lớp học, cờ, trống đều được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ nhà trường. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai
18. Sự sắp xếp các nhóm từ như sau đúng hay sai ?
A. Đồ dùng gia đình: giường tủ, bàn ghế, xe điện, đài, xe đạp, quạt điện.
B. Đất nước: núi sông, con cháu, đồng ruộng, con người, biên giới, quốc kì.
C. Hoa: hoa lan, hoa đào, hoa tay, hoa ban, hoa sen, hoa mắt, hoa bưởi.
D. Gia đình: ông bà, cha, mẹ, cô, dì, chú, bác, bộ đội, thợ xây, anh em.
A. đúng B. sai
19. Từ nào có thể bao hàm nghĩa của các từ in đậm trong đoạn văn sau?
Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
(Tôi đi học)
A. Tính chất B. Đặc điểm C. Hình dáng D. Cảm giác
20. Chủ đề của văn bản là gì?
A. Là một luận điểm lớn được triển khai trong văn bản
B. Là câu chủ đề của một đoạn văn trong văn bản
C. Là đối tượng mà văn bản nói tới, là tư tưởng, tình cảm thể hiện trong văn bản
D. Là sự lặp đi lặp lại một số từ ngữ trong văn bản
21. Muốn tìm hiểu chủ đề của văn bản, cần tìm hiểu những yếu tố nào?
A. Tất cả các yếu tố của văn bản B. Câu kết thúc của văn bản
C. Các ý lớn của văn bản D. Câu mở đầu của mỗi đoạn trong văn bản
22. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản thể hiện ở chỗ nào?
A. văn bản có đối tượng xác định B. văn bản có tính mạch lạc
C. các yếu tố trong văn bản bám sát chủ đề đã định D. cả ba yếu tố trên
23. Điền một từ thích hợp vào chỗ trống (có đánh số) trong đoạn văn sau:
Những người theo đòi(1) thời xưa ai cũng có thầy. Thầy là kẻ truyền đạo, dạy nghề, giảng giải những điều(2) . Con người không phải sinh ra là đã hiểu hết mọi nhẽ, ai mà chẳng có những điều ngờ vực? Ngờ vực mà không(3) thầy thì cái điều ngờ vực ấy cuối cùng cũng không giải quyết được. Những người sinh ra trước ta, cố nhiên họ(4) về đạo trước ta, ta theo mà học họ; những người sinh ra sau ta, nếu có thể họ biết về đạo trước ta, ta cũng theo mà học họ. Ta cốt học cái đạo, cần gì phải biết là họ sinh ra trước ta hay sau ta ? Vì thế cho nên bất luận địa vị cao hay thấp, nhiều tuổi hay nhỏ tuổi, nơi nào có(5) thì ở đó có thầy vậy.
(Theo SGK Văn học 11, Ban KHXH, NXB Giáo dục)
A. học vấn B. chuyên môn C. giáo dục D. công trạng
A. sáng tỏ B. lớn lao C. ngờ vực D. thông thái
A. giúp B. học C. nhìn D. ngắm
A. biết B. dùng C. đọc D. xem
A. thầy B. người C. sách D. đạo