PHẦN ĐỌC HIỂU 1:
1, Nghị luận
2, Tác giả cho rằng như vậy bởi vì chỉ khi chúng ta nhận thức được còn nhiều kiến thức để học thì chúng ta mới có thể bổ sung thêm được nhiều kiến thức mới
3.
Khi con người có nhu cầu bổ sung kiến thức cho bản thân, có khát vọng phát triển bản thân không ngừng, vươn ra thế giới để tìm đến những phương trời mới thì đó chính là động lực lớn để thúc đẩy chúng ta đi đây đi đó, không ngừng học tập và tăng cường tri thức, kỹ năng và hành trang để trở thành phiên bản tốt đẹp hơn của bản thân và tiếp cận được những chân trời mới lạ.
4, Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Khi con người còn giữ được bản tính tò mò của mình, thì lúc ấy, con người vẫn giữ được sự ham học hỏi, muốn hiểu biết và tăng cường trải nghiệm trong cuộc sống. Chính sự tò mò trở thành bản tính ấy sẽ thôi thúc con người học hỏi nhiều hơn, không ngừng thu nạp cho mình những tri thức mới. Điều này là rất có ích cho hành trình xây dựng sự nghiệp và đi đến thành công
**
1, Nghị luận
2, Những người lười biếng thường là những người: làm ít mà thích hưởng nhiều, thích dựa vào người khác, hay cầu vận may mà không chịu nỗ lực; thích ăn, thích ngủ, thích vui chơi; thích làm những việc ít ít phải vận động chân tay hay đào sâu suy nghĩ; thích làm những việc dựa vào năng khiếu của bản thân và nước đến chân thì mới nhảy
3,
Bởi vì khi chúng ta lười biếng chúng ta không những gây trì hoãn công việc của chính mình mà còn tự đem đến cho mình những rắc rối, những rào cản trong thăng tiến công việc, cải thiện tài chính và cải thiện các mối quan hệ
4,
Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Để đạt được thành công, con người cần sự chăm chỉ, cần sự nỗ lực hết sức mình, cần sự đánh đổi mồ hôi công sức thay vì chỉ ngồi im một chỗ mà mong hưởng thụ. Sự lười biếng chính là rào cản, là kẻ thù của con đường tiến đến thành công