Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật sâu sắc và để lại trong em nhiều ấn tượng. Truyện Thánh Gióng còn chứa đựng những chi tiết hoang đường, kỳ ảo. Lúc đầu là mẹ của Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân to,và sau khi về nhà bà thụ thai. Mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé đó là Thánh Gióng. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ ko nhỉ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé đó. Quả đúng là như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú. Nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười. Cứ đặt đâu thì nằm đấy. Thật khác hẳn với những chú bé bình thường. Khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi nước ta, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói rất kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người tài cứu nước, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc bị rơi vào thế lâm nguy. Chi tiết này khiến em thấy thật cảm động. Chính lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.
#học tốt, xin ctrlhn