a. Là lời của Vũ Nương nói với Trương Sinh trong hoàn cảnh Vũ Nương tiễn Trương Sinh lên đường đi lính.
Vẻ đẹp, thân phận người phụ nữ phong kiến:
- Vẻ đẹp:
+ Không màng vật chất, danh lợi mà chỉ mong người chồng bình an trở về sau chiến tranh loạn lạc
+ Hết mực thủy chung, thương yêu chồng
- Thân phận: phải chịu cảnh chia li éo le do chiến tranh gây ra
b. Phong hầu: con dấu của vua ban cho quan to
Áo gấm: áo làm bằng gấm quý
-> Áo gấm, phong hầu: ý nói được làm quan to
c. Vũ Nương là một người vợ rất mực thủy chung, hết lòng vun đắp cho gia đình. Ngay từ những ngày đầu về làm dâu, biết tính chồng hay ghen, nàng hết mực giữ gìn khuôn phép. Ngày tiễn chồng ra trận, nàng chỉ mong chồng "mang theo được hai chữ bình yên" ngày trở về. Trong lời nói tạm biệt chồng, ta thấy được sự ân tình, đằm thắm và đầy ắp yêu thương mà Vũ Nương dành cho chồng. Qua tâm trạng những ngày xa chồng, Vũ Nương quả thật là người vợ hết mực chung thủy, son sắc. Với mẹ chồng, nàng làm trong bổn phận làm con. Khi bà cụ đau ốm hay khi lúc bà cụ mất, nàng luôn lo liệu chu đáo. Với con, nàng một mình bấy nhiêu năm nuôi dạy con. Nàng vì thương con mà trỏ cái bóng mình trên tường để vờ nói với con đó chính là cha. Một người biết vun vén cho hạnh phúc gia đình chính là như vậy - luôn biết cách đối xử khéo léo, nghĩa tình với chồng, với mẹ chồng và với con. Nàng là hiện thân cho những phẩm chất tốt đpẹ của người phụ nữ Việt Nam. Dẫu phẩm cách của nàng sáng ngời, số phận bi đát vẫn nhẫn tâm đày đọa nàng. Đó là bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến
* Phép thế: "nàng" thế cho "Vũ Nương"
Câu ghép: Dẫu phẩm cách của nàng sáng ngời, số phận bi đát vẫn nhẫn tâm đày đọa nàng.
d. Trong cuộc sống hiện tại, người phụ nữ đẹp cần đẹp ở cả ngoại hình lẫn tâm hồn:
- Ngoại hình: biết chăm sóc cho bản thân, biết cách ăn mặc lịch sự, phù hợp
- Tâm hồn:
+ Biết vun vén hạnh phúc cho gia đình
+ Luôn có trái tim nhân hậu, yêu thương
+ Năng động, sáng tạo, biết đấu tranh vì lợi ích của bản thân