I ĐỌC HIỂU
Câu 1:
-PTBĐ: Biểu cảm
Câu 2:
- Hai câu thơ giúp ta nhớ tới truyền thuyết: Mị Châu, Trọng Thủy
Câu 3:
- BPTT: So sánh " Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ"
- Tác dụng:
+ Làm cho cách diễn đạt thêm sinh động, hấp dẫn, tăng sức gợi hình gợi cảm, gây ấn tượng cho người đọc người nghe
+ Làm rõ tiếng Việt vừa gần gũi, vừa là niềm yêu và nỗi đau chia sẻ mọi vui buồn với tâm hồn người Việt.
+ Thể hiện tình yêu quý, trân trọng tiếng Việt của tác giả và mong muốn mọi người sẽ giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
Câu 4:
- Thái độ của tác giả được thể hiện trong đoạn trích : Yêu quý, trân trọng tiếng Việt. Khẳng định tiếng Việt sẽ mãi mãi là tài sản tinh thần quí giá của người Việt Nam.
II TẬP LÀM VĂN
Câu 2:
Trên bước đường thành công của mỗi người đều được góp nên bởi nhiều yếu tố. Đó có thể là những khó khăn, đó còn là ý chí nghị lực và cũng không thể thiếu nguồn tri thức dồi dào hữu ích từ những cuốn sách có giá trị. Khẳng định tầm quan trọng ấy, nhà văn Nga Maxim Gorki nói “ hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.
Lời nhận định của M. Go-rơ-ki được nhận định như thế nào? Sách là kho tàng lưu giữ kiến thức của nhân loại. Sách là một sản phẩm sáng tạo của con người, là sản phẩm tinh thần chứa đựng những điều tốt đẹp nhất, quý báu nhất, kì diệu nhất của con người, là công cụ của con người giao tiếp, trao đổi với nhau. Nó ghi chép và lưu giữ những hiểu biết, những phát minh của nhân loại từ xưa đến nay một cách đầy đủ, chính xác về tất cả các lĩnh vực trong đời sống.
Kiến thức là nguồn hiểu biết vô tận, là những thông tin kinh nghiệm được đúc kết qua các thế hệ. Chính vì vậy, sách là nguồn kiến thức không bao giờ vơi cạn. Con người muốn tìm hiểu kiến thức nhân loại ở bất kì lĩnh vực nào, ở thời đại nào đều có thể tìm thấy ở sách.
Giữa sách và kiến thức có mối quan hệ mật thiết với nhau, sách được làm từ kiến thức để rồi giúp ta trưởng thành cách tốt nhất. Nếu không có sách, không đọc sách con người sẽ dốt nát, lạc hậu, kém cỏi. Sách vô cùng quan trọng. Vì thế phải yêu và trân trọng nó.
Tại sao M.Go-rơ-kì lại nói: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”? Sách giúp ta khám phá thế giới tự nhiên-xã hội những quy luật của đời sống xã hội. Sách dạy ta cách làm, cách sống, giúp ta bồi đắp tâm hồn, tình cảm. Sách giúp ta biết yêu, biết ghét, biết hi sinh và biết cống hiến, biết chia sẻ. Không chỉ có vậy, nó còn giúp cho ta lĩnh hội nhiều nguồn kiến thức có giá trị. Từ xưa con người đã có những phát minh vĩ đại trong mọi lĩnh vực của đời sống. Điều đó được lưu giữ qua sách. Nhờ có sách, con người tìm ra được sự thật, những chân lí đúng đắn.
Bên cạnh đó, sách như một nhà Sử học nhỏ nhắn ghi chép lại từng quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, giúp con người ngày nay có thể hiểu được. Những gì đã trải qua trong quá khứ để rồi con người, trân trọng hiện tại và biết định hướng trong tương lai. Sách còn định hướng cho con người lối sống tích cực cho bản thần mình, biết đồng cảm, chia sẻ, yêu thương, biết lên án, phê phán. Sách là luồng thông tin vượt thời gian và không gian. Nó mở ra cho con người thấy được những bí mật và quy luật của tự nhiên, giúp con người tồn tại được trong cuộc sống. Sách còn giúp ta có giây phút thư giãn xoa dịu đi những căng thẳng, mệt mỏi qua những câu chuyện cười, chuyện tiếu lâm.
Câu nói của Go-rơ-ki không chỉ là lời khẳng định giá trị to lớn của sách mà còn là lời kêu gọi chúng ta biến những giá trị ấy thành hiện thực trong cuộc sống của bản thân, của cộng đồng, xã hội. Bởi vậy sách được coi là người thầy vĩ đại của chúng ta. Hãy yêu sách bởi sách quý giá biết bao và cần thiết cho con người biết mấy. Hãy yêu sách như lời khuyên tha thiết, chân thành của nhà đại văn hào Nga đã một đời gắn bó với sách. Và phải biết quý yêu s ách như nhà bác học Việt Nam Lê Quý Đôn từng tâm niệm:
Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng
Chẳng bằng kinh sử một vài pho.
Chúng ta phải làm gì để thể hiện lời nói của M.Go-rơ-ki? Sách rất nhiều, mỗi người đều có thời gian hữu hạn. Vì thế, cần phải chọn sách để đọc phù hợp với trình độ, lứa tuổi. Biết bác bỏ, tránh xa những cuốn sách xấu, có hải trái với đạo lý con người. Có cách đọc sách đúng, đọc sách có kế hoạch, có sự suy ngẫm, ghi chép, đọc kết hợp với thực tiễn. Ngoài ra, chúng ta cần phải giữ gìn, bảo quản, trân trọng sách, tránh để sách rách nát, coi sách là người bạn.
Hãy thử tưởng tượng một thế giới nơi không có sách. Khi đó thế giới tinh thần của con người sẽ có thể nghèo nàn đến mức nào! Sẽ không còn điều gì để nuôi dưỡng tinh thần của con người, và cứ mỗi một thế hệ, con người lại phải vật lộn làm lại tất cả từ số 0 vì không có những vật truyền đạt lại những kiến thức của tổ tiên cho ta.
Đọc sách là cách thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với lớp lớp người đi trước đã không ngần ngại cống hiến, hi sinh vì sự phát triển tri thức của nhân loại. Sách tạo dựng và nuôi dưỡng nguồn sống của con người. Hãy đọc sách để khai phóng tư duy; đọc sách để tiến bộ; đọc sách để cùng chung sống.
Sorry bạn nha mk không biết làm câu 1 phần tập làm văn!