Câu 1:
- Tác giả: Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Những sáng tác của ông mang đậm những triết lí, suy tư về cuộc đời và cuộc sống.
- Tác phẩm:
a) Sáng tác:
+ Năm 1978, in trong tập thơ cùng tên, nổi bật cho đặc điểm thơ Nguyễn Duy.
+ Thể thơ 5 chữ.
+ Phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm.
b) Giá trị nội dung, nghệ thuật:
+ Nội dung: "Ánh trăng" là dòng hồi ức về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính. Đồng thời bài thơ còn là lời nhắc nhờ mọi người có thái độ sống "Uống nước nhớ nguồn", "Ân nghĩa thuỷ chung" với quá khứ, gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị.
+ Nghệ thuật: Giọng điệu tâm tình, tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm.
- Hoàn cảnh sáng tác:
Câu 2:
- Từ "tri kỉ" trong câu thơ của Nguyễn Duy là người bạn tâm tình thuở nhỏ, đã cùng gắn bó với nhau suốt những ngày thơ ấu...
- Câu thơ có từ "tri kỉ" trong chương trình ngữ văn 9:
"Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ"
(Đồng chí - Chính Hữu).
- Sự khác nhau giữa hai từ "tri kỉ" giữa hai bài thơ:
+ Ánh trăng: là những dòng hồi ức, dòng hồi tưởng về vầng trăng của quá khứ, nơi mà tác giả được sinh ra và lớn lên. Trong quá khứ, khi còn nhỏ và khi chiến tranh, tác giả và đồng, sông, bể, rừng và ánh trăng là những người bạn tâm giao, tri kỉ sâu sắc...
+ Đồng chí: Là những kỉ niệm về một thời gian khổ, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi "Bát cơm sẻ nửa - Chăn sui đắp cùng". Tuy hoàn cảnh chiến đấu khó khăn, thiếu thốn nhưng cái ấm nóng của tình đồng đội mãi mãi là kỉ niệm đẹp mà những người lính ấy không bao giờ quên.
Câu 3:
- Từ "ngỡ" là động từ.
- Tác dụng trong việc thể hiện mạch cảm xúc của bài thơ: thể hiện sự ngỡ ngàng của tác giả khi thấy mình đã quên đi một người bạn thân thiết thuở ấu thơ. Từ "ngỡ" có chút đượm buồn, hối lỗi về một sự lãng quên. Trước những cái thứ hào nhoáng , hoa mĩ, tráng lệ của "ánh điện", "cửa gương", "phòng buyn-đinh" đã làm cho con người ta lãng quên đi những hạnh phúc bình dị thuở nào; quên đi kỉ niệm một thời vất vả, khó khăn và vô tình quên đi người bạn tri kỉ.
Câu 4:
" Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường".
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ trên là nhân hoá (vầng trăng đi qua ngõ), so sánh (như người dưng qua đường).
- Tác dụng (hiệu quả): làm cho câu thơ thêm sinh động...
+ "vầng trăng đi qua ngõ": hình ảnh tượng trưng, trăng vẫn tròn, vẫn sáng, thuỷ chung với con người không hề thay đổi.
+ "như người dưng qua đường": trước thứ ánh sáng nhân tạo, cuộc sống hiện đại nơi thành phố "phồn hoa đô thị" đã làm cho lòng người thay đổi, không còn đủ tình cảm để hoà hợp tâm hồn cùng trăng. Lúc này, trăng chẳng khác gì "người dưng qua đường", hững hờ, lạnh nhạt...