Giúp mik nhé m.n, mik đang cần gấp ạ !!!!!

Các câu hỏi liên quan

Tại một doanh nghiệp đóng và sửa chữa tàu, sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, tính thuế GTGT theo PP khấu trừ. Doanh nghiệp nhập que hàn trực tiếp từ Công ty TNHH Kim Tín, Trong kỳ có tài liệu như sau: * Trích số dư đầu kỳ: Que hàn KT421 - 2.5: 400kg x 19.000 đồng/kg Que hàn KT421 - 3.0: 1.200kg x 19.000 đồng/kg Que hàn KT6013 - 4.0 : 500kg x 18.800 đồng/kg Que hàn GL48 -5.0: 700kg x 20.000đ/kg * Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 1. Mua Que hàn KT421 - 2.5 2.000 kg nhập kho, đơn giá chưa VAT% 19.500đồng/kg, chưa thanh toán. Chi phí vận chuyển bốc dỡ 100 đồng/kg, đã thanh toán bằng tiền mặt. 2. Que hàn KT6013 - 4.0 1.500 kg nhập kho, đơn giá chưa VAT 10% 19.300 đồng/kg, chi phí trước khi nhập kho là 100 đồng/ kg, chưa thanh toán cho người bán và người bốc xếp. 3. Que hàn GL48 -5.0 500 kg nhập kho, đơn giá chưa VAT 10% 21.000 đồng/kg, chưa thanh toán. Chi phí vận chuyển là 500 đồng/kg, đã thanh toán bằng tiền mặt giúp cho Nhà cung cấp. 4. Xuất 1.600kg Que hàn KT421 - 2.5, 500kg Que hàn KT6013 - 4.0 để đóng tàu SG125 5. Xuất Que hàn KT421 - 3.0 để đóng tàu SG130 là 500 kg; 50 kg sử dụng cho phân xưởng sửa chữa. 6. Xuất Que hàn GL48 -5.0 theo thứ tự: để đóng tàu SG125 300 kg và 200kg cho tàu SG130. 7. Nhập khẩu máy chà nhám, số lượng 300 máy, giá mua 50 USD/kg/CIF.HCM, chưa thanh toán. Thuế suất thuế nhập khẩu 5%, thuế suất thuế GTGT 10%. Hàng nhập kho đủ, tỷ giá thực tế 23.010 Đ/USD. DN nộp các khoản thuế bằng TGNH, đã nhận giấy báo Nợ. 8. Chuyển khoản thanh toán cho Công ty TNHH Kim Tín toàn bộ số nợ phát sinh trong kỳ. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, ghi sổ chi tiết vật liệu, Sổ kế toán tổng hợp vật liệu theo hình thức Nhật ký chung trong các trường hợp: - Doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá xuất kho vật liệu theo phương pháp FIFO. - Doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá xuất kho vật liệu theo phương pháp đơn giá bình quân thời điểm. - Doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá xuất kho vật liệu theo phương pháp đơn giá bình quân cuối kỳ. - Doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, tính giá xuất kho vật liệu theo phương pháp đơn giá bình quân cuối kỳ.

Khi tôi sắp học hết lớp Một thì mẹ ốm một trận rất nặng phải vào bệnh viện. Tôi cứ lèo nhèo đòi vào chơi với mẹ nhưng bố kiên quyết không cho. Tôi nhớ mẹ kinh khủng. Đã thế, tôi mặc kệ hết, bố không cho tôi vào thăm thì tôi tự đi ! Trưa, ăn cơm xong, tôi đội chiếc mũ vải, hăm hở bước ra khỏi nhà. Nhưng đường thì xa mà trời lại nắng ong ong nên nỗi háo hức ban đầu của tôi bẹp đi. Đi được nửa đường thì hai “que tăm” của con bé lớp Một như tôi đã mỏi rã ra. Tôi ngồi phịch xuống nhưng rồi lại bật dậy ngay. Kiểu gì thì hôm nay tôi cũng phải gặp mẹ bằng được. Đi được một đoạn thì… phựt ! Cái dép đáng ghét bị đứt quai. Đá sỏi được thể cứ nhè vào bàn chân của tôi mà chọc, đau buốt. Vậy mà tôi vẫn đến được cái chợ gần bệnh viện. Tôi biết là mẹ thích ăn bánh khoai nên mua năm cái bánh nóng mang vào. Đến gần cổng bệnh viện, tôi ngẩn ra : Bệnh viện rộng thế thì biết mẹ ở phòng nào ? Vậy là tôi ôm gói bánh chạy lung tung tới từng phòng tìm mẹ, mặc cho mỡ thấm cả vào cái áo trắng mới tinh. Đến phòng thứ mười mấy thì tôi hoảng sợ thật sự, đứng khóc ầm ĩ ở hành lang. Một bác sĩ mặc áo trắng đi qua dừng lại hỏi chuyện. Nghe tôi vừa nấc vừa nói tên và tả mẹ, bác ấy cười : “Đi theo bác, bác biết chỗ mẹ cháu đấy !”. Tôi chạy theo bác ấy đến khu nhà ở góc bệnh viện. Mẹ đang ngồi đọc sách, thấy tôi vào thì bật dậy. Hôm ấy, tôi nhận được một cái cốc vào trán và bốn cái bánh khoai. Mẹ ăn rất nhiệt tình dưới con mắt theo dõi chăm chú của tôi và cũng rất nhiệt tình nhờ tôi ăn hộ chỗ còn lại. Tôi cũng nhớ là chưa bao giờ được mẹ ôm và thơm vào má nhiều như thế. Tôi vui quá nên cũng chẳng sợ lắm khi bố chỉnh cho một trận vì sự liều lĩnh của mình. Mãi về sau, bố mẹ vẫn chưa hết ngạc nhiên tại sao một đứa trẻ sáu tuổi lại có thể tự đi một mình quãng đường dài không dưới 5 cây số như thế.... Theo Đào Thị Hồng Hạnh Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1. Mẹ bạn nhỏ bị ốm nằm trong bệnh viện khi bạn nhỏ học lớp mấy ? A. Lớp 1 B. Lớp 2 C. Lớp 5 D. Lớp 6 Câu 2. Để đến được bệnh viện thăm mẹ, bạn nhỏ đã quyết định làm gì ? A. Thuyết phục bố đưa chở xe đi thăm mẹ. B. Tự tìm đến bệnh viện thăm mẹ. C. Nhờ người thân chở đến bệnh viện. D. Đón xe đến bệnh viện. Câu 3. Bạn nhỏ đã gặp phải những khó khăn nào trên đường đến bệnh viện thăm mẹ ? A. Đường xa, trời nóng, dép đứt, sỏi đá đâm vào chân. B. Lạc đường, đứt dép. C. Trời mưa, đường rất trơn. D. Trời mưa tầm tã. Câu 4. Từ “que tăm” trong bài là chỉ gì ? A. Cái tăm B. Cái chân C. Cái tay D. Mệt mỏi Câu 5. Theo em, vì sao hôm ấy bạn nhỏ lại được mẹ ôm và thơm vào má nhiều như thế ? A. Vì mẹ bạn lo lắng cho bạn. B. Vì trông bạn hôm ấy rất xinh, đáng yêu. C. Vì mẹ bạn yêu bạn và rất cảm động trước tình cảm của bạn. D. Vì bạn mua món bánh khoai mà mẹ bạn rất thích. Câu 6. Bạn nhỏ trong câu chuyện trên đã thể hiện những đức tính nào đáng quý ? A. Chăm học B. Chăm làm C. Hiếu thảo D. Gan dạ Câu 7. Từ trái nghĩa với từ “ chăm chỉ” là: A. Chị khó B. Lười biếng C. Ngoan ngoãn D. Thông minh Câu8. Chủ ngữ trong câu: ‘‘Hôm ấy, tôi nhận được một cái cốc vào trán. ’’ là: A. Hôm ấy B. Tôi C. Tôi nhận được D. Tôi nhận được một cái cốc Câu 9. Câu nào dưới đây là câu ghép ? A. Trưa, ăn cơm xong, tôi đội chiếc mũ vải bước ra khỏi nhà. B. Tôi chạy theo bác ấy đến khu nhà ở góc bệnh viện. C. Đá sỏi được thể cứ nhè bàn chân của tôi mà chọc, đau buốt. D. Tuy đường đến bệnh viện rất xa nhưng tôi vẫn quyết tâm đến thăm mẹ. Câu 10 . Dấu phẩy trong câu: “Buổi trưa, tôi đội chiếc mũ vải bước ra khỏi nhà. ” có tác dụng gì? A.Ngăn cách giữa trạng ngữ với chủ ngữ vị ngữ. B.Ngăn cách các vế trong câu ghép. C. Ngăn cách giữa các bộ phận cùng giữ chức vụ như nhau trong câu. D.Tất cả ý trên. Câu 11. Hai câu sau: “ Đá sỏi được thể cứ nhè vào bàn chân của tôi mà chọc, đau buốt. Vậy mà tôi vẫn đến được cái chợ gần bệnh viện.” liên kết với nhau bằng cách nào ? A. Dùng từ ngữ nối. B. Lặp từ ngữ. C. Thay thế từ ngữ. D. Dùng từ ngữ nối và lặp từ ngữ B. Kiểm tra viết (10 điểm) 1. Chính tả: (2 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết bài: "Cây trái trong vườn Bác" Cây trái trong vườn Bác Vườn cây ôm tròn gần nửa vòng cung quanh ao cá cứ nở đầy nỗi thương nhớ khôn nguôi. Vị khế ngọt Ba Đình. Hồng xiêm Xuân Đỉnh cát mịn. Bưởi đỏ Mê Linh...Bãi bờ Nam Bộ đậm vị phù sa trong múi bưởi Biên Hòa. Lặng lờ Hương Giang phảng phất hương khói trên cành quýt Hương Cần nhỏ nhắn và quả thanh trà tròn xinh xứ Huế. Ổi bò treo lủng lẳng trĩu năng thơm hương sa bồi quê hương Thái Bình. Bưởi Đoan Hùng hiền lành khơi gợi hình ảnh bà mẹ Việt Bắc đem quà tặng đoàn vệ quốc hành quân ngược bến Bình Ca. Theo Võ Văn Trực