1,
- Rút gọn câu là lược bỏ một sốthành phần của câu khi nói hoặc viết.
- Việc rút gọn câu nhằm mục đích: tránh lặp thông tin đã có phía trước, truyền tải thông tin nhanh chóng, chính xác cho người đọc
- VD minh họa:
Câu rút gọn: Tinh thần yêu nước cũng như những thứ của quý. Có khi được đặt ở bình pha lê dễ thấy. Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong rương trong hòm
--> Câu "Có khi được đặt ở bình pha lê dễ thấy. Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong rương trong hòm" là câu rút gọn thành phần chủ ngữ ở câu trước "Tinh thần yêu nước"
2.
- Câu đặc biệt là câu không thể khôi phục thành phần chủ ngữ và vị ngữ.
- Tác dụng câu đặc biệt:
+ Xác định sự xuất hiện của sự vật, đối tượng, hiện tượng
VD: Đêm. Bầu trời trở nên tĩnh mịch
--> "Đêm" là câu đặc biệt
+ Bộc lộ cảm xúc
VD: Ôi. Anh đã về rồi đấy sao?
--> "Ôi" là câu đặc biệt
+ Gọi đáp
VD: Bố ơi!
3,
- Trạng ngữ có những đặc điểm đó là
+ Là thành phần phụ bổ sung thông tin cho cụm chủ vị trong câu. Đó có thể là: xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện,...
VD: Trong lớp, học sinh đang say sưa nghe giảng
Trạng ngữ "Trong lớp" bổ sung ý nghĩa về nơi chốn, địa điểm
+ Có thể đứng đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu.
VD: Trạng ngữ đứng đầu câu: Trong lớp, học sinh đang say sưa nghe giảng
VD: Trạng ngữ đứng cuối câu: Học sinh đang say sưa nghe giảng trong lớp
VD: Trạng ngữ đứng giữa câu: Những chú ong mật, trên những cánh đồng hoa, đang say sưa tìm hoa hút mật.
+ Được ngăn cách với cụm C-V bằng dấu phẩy khi viết và quãng nghỉ hơi khi nói
4,
Việc tách trạng ngữ thành câu riêng có tác dụng nhấn mạnh thông tin muốn bổ sung cho cụm C-V trung tâm
VD: Trong lớp. Học sinh đang say sưa nghe giảng.
Trạng ngữ chỉ nơi chốn "Trong lớp" được tách riêng thành một câu để nhấn mạnh thông tin bổ sung
5,
- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động (chủ thể của hoạt động) hướng vào người, vật khác
VD: Mẹ em mua cho em cái áo mới
- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (đích tác động của chủ thể hoạt động)
VD: Em được mẹ mua cho cái áo mới
6,
Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động có tác dụng: nhấn mạnh vào đối tượng bị tác động ở trong câu văn.