Câu 1:
So sánh chính là đối chiếu sự vật sự việc này với sự vật sự việc khác có tính tương đồng để làm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.vd: Đen như cột nhà cháy.
Câu 2:
Có 2 kiểu so sánh :
- So sánh ngang bằng . VD : Bác Hồ như là vị cha già kính yêu của dân tộc ta.
- So sánh ko ngang bằng. VD : Tình yêu của mẹ dành cho con hơn mọi thứ tình yêu khác.
Câu 3:
a) Phép so sánh trong bài Bài học đường đời đầu tiên:
+ Những ngọn cây gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
+ Hai cái răng đen nhánh…như hai lưỡi liềm máy làm việc.
+ Cái anh chàng Dế Choắt…. gã nghiện thuốc phiện.
+ Đã thanh niên rồi mà… như người cởi trần mặc áo gi-lê.
+ Chú mày hôi như cú mèo…
+ Mỏ Cốc như cái dùi sắt…
+ Như đã hả cơn tức…
b) Sông nước Cà Mau:
+ Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau… như mạng nhện.
+…gọi là kênh Bọ Mắt….như những đám mây nhỏ.
+ Trông hai bên bờ… cao ngất như hai dãy trường thành dài vô tận.
+…những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ…
+…những ngôi nhà bè ánh đèn măng sông… như những khu phố nổi….
+…đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ…
Câu 4:
a) “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”
- So sánh ngang bằng: giúp cái trừu tượng (tâm hồn) hiện hữu có hình dạng, màu sắc.
b) “Con đi trăm núi ngàn khe/ Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm/ Chưa bằng khó nhọc đời bầm sau mươi".
-> So sánh không ngang bằng: khẳng định công lao, tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ cách mạng.
c) Anh đội viên mơ màng/ Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lửa hồng.
- Kiểu so sánh ngang bằng - không ngang bằng: cụ thể hóa, nhấn mạnh được tình cảm yêu mến của anh bộ đội với Bác
chúc bạn học tốt