Trường hợp này không phải "loại nghiệm" mà là "kết hợp nghiệm". Ở đây là kết hợp ĐKXĐ.
Ta luôn có: họ nghiệm $x=\alpha+\dfrac{k2\pi}{m}$ có m điểm biểu diễn trên đường tròn lượng giác.
$+) \dfrac{k\pi}{2}=\dfrac{k2\pi}{4}$. Vậy có 4 điểm trên đường tròn lượng giác.
Thay lần lượt $k=0; 1; 2; 3$ ta có 4 điểm biểu diễn đó là 4 điểm biểu diễn góc $0$, $\dfrac{\pi}{2}$, $\pi$ $\dfrac{3\pi}{2}$, tức là 4 điểm $A$, $B$, $A'$, $B'$
$+) \dfrac{\pi}{2}+k\pi=\dfrac{\pi}{2}+\dfrac{k2\pi}{2}$. Vậy có 2 điểm trên đường tròn lượng giác.
Thay lần lượt $k=0; 1$ ta có 2 điểm biểu diễn đó là 2 điểm biễu diễn góc $\dfrac{\pi}{2}$ và $\dfrac{3\pi}{2}$, tức là 2 điểm $B$ và $B'$
Điểm của $\dfrac{k\pi}{2}$ đã bao trùm cả 2 điểm của $\dfrac{\pi}{2}+k\pi$ nên ta kết luận: $x\ne \dfrac{k\pi}{2}$