Câu 1:
Thể loại: Tục ngữ
Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
Khái niệm (thể loại - tục ngữ): thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền.
Câu 2:
Những câu tục ngữ trên viết về chủ đề:
- Những kinh nghiệm của ông cha ta truyền lại trong lao động và sản xuất (lao động và sản xuất)
- Cho biết về kinh nghiệm thủy triều lên, xuống (đánh bắt cá)
- Thời tiết dựa vào hiện tượng trời; mây; để sắp xếp thời gian thích hợp hơn.( các hiện tượng thiên nhiên)
⇒ Với hình thức ngắn gọn, súc tích, dễ dàng truyền miệng và lưu truyền trong nhân dân.
câu 3:
Phép tu từ: liệt kê;
Câu tục ngữ “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” đã liệt kê tất cả những yếu tố cần thiết quan trọng để có một mùa màng bội thu của nhân dân.
Câu tục ngữ “Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông” đã liệt kê đời sống của cá và tôm, từ đó đúc rút kinh nghiệm đánh bắt hải sản của nhân dân, nếu muốn đánh bắt tôm thì đi vào hoàng hôn, nếu muốn đánh bắt cá thì đi vào lúc bình minh.
Câu tục ngữ “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối” sử dụng phép liệt kê về độ dài ngắn đêm ngày khác nhau của mùa đông, mùa hè.
⇒ Trong tục ngữ nhân dân thưỡng sử dụng biện pháp liệt kê này bởi vì nó dễ sử dụng, dễ dàng đạt được mục đích truyền đạt của nhân dân về những bài học trong sản xuất, lao động.
câu 4:
Câu tục ngữ “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng /Ngày tháng mười chưa cười đã tối”: có ý nghĩa là vào mùa đông, mùa hè thì độ dài ngắn đêm ngày là khác nhau. Vào mùa hè (tháng năm) thì ngày dài đêm ngắn, nên trời sáng rất lâu và kéo dài trong ngày. Còn vào mùa đông (tháng mười) thì ngày ngắn đêm dài, trờ tối rất nhanh và âm u suốt ngày.
Câu 5:
- Mau sao thì nắng , vắng sao thì mưa.
- Rán mỡ gà, có nhà thì giữ