thời kỳ mà văn học tìm lấy sự thoát ly hoàn cảnh trong sự quên. “Vợ lão mất sớm, lão gà trống nuôi con.” Cái tình cảnh ấy hiếm khi thấy trong văn học Việt Nam, nỗi đau của một người đàn ông mất vợ. Số phận của một người cô đơn như đã định sẵn trong bản án mà xã hội đem lại cho lão. Vì không có đủ tiền cho con trai lấy vợ, anh con trai đã bỏ lão mà đi làm ở đồn điền cao su, ngày về không biết. Lão bơ vơ, khổ đau và đói nghèo. Nhưng trong cái xã hội tình người thì ít, cái thân lo cho mình chưa xong, dường như tình cảm giữa người và vật xuất hiện đầy đặc biệt.
Xem thêm: Phân tích tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia
Lão Hạc đã yêu thương và nuôi một con chó đặt tên là Cậu Vàng. Lão yêu nó như con, để trò chuyện, bầu bạn vơi đi cái trống vắng và buồn tủi trong cái đời đau khổ của lão. Nhưng rồi cái đói ở xã hội ấy đã làm kiệt quệ đi cái tình thương và lòng nhân ái của lão già cô đơn. Lão thương Cậu Vàng nhưng thân lão còn lo chưa xong, sợ rằng tiêu lẹm vào tiền của con mình nên phải kìm lòng bán nó cho người ta. Một con người tử tế nhân hậu nhưng bị dồn vào đường bất nghĩa. Hình ảnh khi mà con chó nhìn lão bằng ánh mắt ai oán đã được Nam Cao miêu tả rất hay, thông qua đó đẩy lên cái nỗi đau của người dân vì miếng cơm manh áo mà phải đánh mất niềm vui duy nhất của mình. Đó còn là cái tinh tế của Nam Cao khi để lão Hạc sang thú tội với ông giáo, lão trách móc bản thân, dằn vặt chính mình. Rõ ràng là một người lương thiện nhưng lại phải rơi vào hoàn cảnh như vậy.
Cô gái kiếm 1,5 tỷ đồng mỗi tháng bằng phương pháp quái đản!Olymp Trade
Nam Cao đặt trong lão Hạc những tính cách điển hình của người nông dân, tử tế, đôn hậu, tấm lòng người cha người mẹ, biết tự trọng và cả cái sự khổ đau cũng chẳng vơi đi phần nào. Lão thương con, vì thương con nên phải bán chó, tằn tiện thức ăn đến khổ sở, nhờ người ta giữ đất giữ bạc cho con mình. Và cũng vì quá yêu con nên chết đi để không ăn vào phần của cải của con sau này. Nỗi đau ấy nó là sự đau đớn tột cùng, nhưng cũng là cái chết thiêng liêng của tình phụ tử không kém gì tình mẹ con. Trong cái thời đói khổ ấy, tình yêu thương của cha mẹ vẫn luôn tiêu biểu nhất. Lão Hạc cũng tự trọng lắm, lão dằn vặt mình vì lừa một con chó, rồi chẳng dám phiền lụy đến ai, tiền của con lão chẳng đụng vào, lão còn lo cả tiền làm ma cho mình nữa. Chi tiết lão xin Binh Tư ít bả chó, người ta cứ tưởng lão lại sa vào cái nghề bất nhân khiến người đời chê trách. Mà không, bởi vì không muốn biến chất như những kẻ bần cùng của đáy xã hội, lão chọn cái chết cho mình. Ôi cái khổ đau sao mà nó nghiệt ngã. Lão chết quằn quại như một con chó, vật vã và khổ sở mãi mới chết. Đó là cái chết thức tỉnh những kẻ đã tha hóa, cái chết sám hối với cậu Vàng, cái chết tự trọng cho cuộc đời mình. Dù sống trong khổ đau và đói rách, Lão Hạc vẫn tử tế và đặ biệt đến vậy. Phải chăng đó chính là hình ảnh của những người nông dân cần cù và tự trọng của xã hội Việt Nam xưa, dù cuộc sống đẩy họ đến đâu vẫn giữ được cái tâm sáng mà họ vốn có.
Suy nghĩ của em về truyện ngắn Lão Hạc
Bên cạnh nhân vật điển hình cho người nông dân là Lão Hạc, Nam Cao tuy chỉ nhắc qua vài câu nhưng những người như cậu con trai, ông giáo và vợ ông giáo cũng đã tô thêm cái khổ đau của con người thời bấy giờ. Vì nghèo nên cậu con trai lão Hạc không lấy được vợ, sống trong đau khổ và bất lực, anh ta quẫn chí bỏ đi làm ở đồn điền cao su. Bấy giờ, xã hội thực dân loáng thoáng rập rình, là con quỷ man rợ đầy đọa cuộc đời kẻ đói khổ. Nơi đồn điền ấy là địa ngục, chắc gì có ngày về. Cái nghèo và nhục nhã đã đẩy con người ta vào bi kịch không lối thoát. Không những thế, tầng lớp tri thức trong truyện ngắn “Lão Hạc” cũng xuất hiện đầy những chật vật. Ông giáo có học, yêu sách như lão Hạc yêu cậu Vàng, nhưng vì cái nghèo cứ bám riết lấy cuộc đời đau khổ nên ông cũng phải bán những quyển sách ấy để có cái ăn. Cả những quyển sách cuối cùng, dù không nỡ nhưng cảnh nghèo mà con bị bệnh nên đành nhắm mắt bán đi đã lột tả chân thực cái bất hạnh mà đói nghèo đem lại cho con người. Vài câu nói về vợ ông giáo thôi nhưng cũng đủ để hiểu cái khổ đã làm con người ta bó hẹp tình thương thế nào. Một người bị đau chân thì người ta chỉ nghĩ về cái chân bị đau của người ta thôi, làm sao mà lo cho chuyện người khác được.
Cả truyện ngắn “Lão Hạc”, khung cảnh u tối và đói nghèo trở thành nỗi ám ảnh và đeo bám con người. Nam Cao dựng lên những nhân vật, lột trần cái bất hạnh trong xã hội bấy giờ, không chừa lại một chút nhen nhóm nào cho lối thoát của người nông dân. Nhưng cũng vì thế mà nỗi thương cảm, xót xa được đẩy lên đến tột cùng. Vậy mà trong cái tối tăm và bất hạnh ấy, con người bừng sáng dưới lớp than đen đúa là nhân cách tử tế, tấm lòng nhân hậu, thương con và biết tự trọng. Một tác phẩm truyện thôi mà đã để lại cái đau của cả một thời kỳ tăm tối, trở thành kiệt tác bất hủ khó có thể quên được.
Ngọc Huyền
con ngườicuộc sốnglão hạcnam caonguoi menhà văn Nam Caosuy nghĩtruyện ngắn Lão Hạcvan hoc0CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMSUY NGHĨ CỦA EM VỀ NHÂN VẬT ÔNG...SUY NGHĨ CỦA EM VỀ BÀI THƠ VIẾNG...SUY NGHĨ VỀ TÌNH MẪU TỬ HAY NHẤTNÊU CẢM NHẬN VỀ NHÂN VẬT ÔNG HAI...CẢM NHẬN VỀ NHÂN VẬT VŨ NƯƠNG TRONG...PHÂN TÍCH BÀI THƠ CON CÒ CỦA NHÀ...PHÂN TÍCH BÀI THƠ ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ...PHÂN TÍCH BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE...PHÂN TÍCH BÀI THƠ BẾP LỬA CỦA BẰNG...LEAVE A COMMENT
Save my name, email, and website in this browser for the next time I comment.
TẢI APP VĂN MẪU TỔNG HỢP
Tải app Văn mẫu tổng hợp dùng trên điện thoại với hơn 30.000 bài văn mẫu hay nhất, giải bài tập văn SGK, soạn văn đầy đủ chi tiết.
NHIỀU NGƯỜI ĐỌCĐau khớp, viêm khớp, thoái hóa có cách này hết ngay tại nhàXương Khớp
Nguồn: https://vanmau.edu.vn/suy-nghi-cua-em-ve-truyen-ngan-lao-hac-cua-nha-van-nam-cao-hay-nhat/#ixzz6PIvZMZxplllllllllllooooooooo