Giúp mk vs ạ!!!!!!2 câu trắc nghiệm thôi ạ

Các câu hỏi liên quan

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: "Một đàn ếch đi ngang qua một khu rừng và có hai con ếch bị rơi xuống một cái hố. Khi thấy cái hố quá sâu những con ếch còn lại bèn nói với hai con ếch kia rằng chúng sẽ phải chết. Hai con ếch mặc kệ những lời bình luận và cố hết sức nhảy ra khỏi cái hố. Đàn ếch nhao nhao bảo chúng đừng nhảy vô ích, hãy chấp nhận cái chết không thể tránh khỏi. Cuối cùng, một con ếch nghe theo lời của đàn ếch. Nó gục xuống chết vì kiệt sức và tuyệt vọng. Con ếch còn lại vẫn dồn hết sức lực cuối cùng tiếp tục nhảy lên. Đàn ếch trên bờ lại ầm ĩ la lên bảo nó hãy nằm yên chờ chết. Con ếch nọ lại càng nhảy mạnh hơn nữa. Và thật kì diệu, cuối cùng nó cũng thoát ra khỏi cái hố sâu ấy. Đàn ếch xúm lại: “Không nghe chúng tôi nói gì à?” Chúng cứ hỏi mãi trong sự ngạc nhiên, lúng túng của con ếch nọ. Cuối cùng sự thật cũng được một con ếch già hé lộ rằng: con ếch vừa thoát khỏi cái hố kia bị điếc và nó cứ nghĩ là những con ếch khác hò reo đang cổ vũ cho nó, và chính điều đó đã làm nên một sức mạnh kì diệu giúp cho nó tìm được sự sống mong manh trong cái chết. (Theo Sống đẹp tập 2 – NXB Giáo dục Việt Nam, trang 83) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Câu 2 (0,5 điểm): Tìm lời dẫn trực tiếp trong văn bản? Câu 3 (1 điểm): Vì sao con ếch thứ nhất lại chết? Vì sao con ếch thứ hai lại thoát khỏi cái hố sâu ấy? Câu 4 (1 điểm): Theo em, thông điệp mà câu chuyện muốn gửi gắm cho người đọc là gì?

Câu 11: Trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, tinh thần yêu nước được Bác so sánh với cái gì? A. Vàng bạc. B. Tài sản to lớn. C. Chiến công hiển hách. D. Một thứ của quí. Câu 12: Nét đặc sắc nghệ thuật trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là gì? A. Sử dụng phép so sánh. B. Sử dụng biện pháp ẩn dụ. C. Sử dụng phép so sách, kết hợp với liệt kê theo mô hình: “từ …đến…” D. Sử dụng biện pháp nhân hóa. Câu 13: Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” được trích từ cuốn Hồ Chủ Tịch, hình ảnh của dân tộc của tác giả Phạm Văn đồng. A. Đúng. B. Sai. Câu 14: Vì sao Bác Hồ rất giản dị trong lời nói và bài viết? A. Vì Bác có năng khiếu văn chương. B. Vì Bác sinh ra ở nông thôn. C. Vì thói quen diễn đạt ngôn ngữ của Bác. D. Vì Bác muốn nhân dân hiểu dược, nhớ được, làm được. Câu15: Dòng nào nói đúng về nghệ thuật của văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”? A. Là một văn bản mẫu mực về lập luận, bố cục và cách đưa dẫn chứng của thể văn nghị luận. B. Văn bản có một lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh. C. Văn bản có sự kết hợp các thao tác chứng minh, giải thích, đánh giá, bình luận với những dẫn chứng cụ thể, xác thực và những nhận xét sâu sắc, giàu sức thuyết phục. D. Văn bản có những lí lẽ, chứng cứ chặt chẽ, toàn diện. Câu 16: Theo tác giả Hoài Thanh trong văn bản “Ý nghĩ của văn chương”, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? A. Cuộc sống lao động của con người. B. Tình yêu lao động của con người. C. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. D. Do lực lượng thần thánh tạo ra. Câu 17: Câu văn “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có,luyện những tình cảm ta sẵn có” trong văn bản “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh nói về điều gì? A. Ý nghĩa của văn chương. B. Công dụng của văn chương. C. Nguồn gốc của văn chương. D. Nhiệm vụ của văn chương. Câu 18: Nhận xét nào sau đây đúng với tác phẩm “Sống chết mặc bay” của tác giả Phạm Duy Tốn? A. “Sống chết mặc bay” là truyện ngắn hiện đại đầu tiên của Việt Nam. B. “Sống chết mặc bay” về tư tưởng cũng như nghệ thuật được xem là bông hoa đầu màu của truyện ngắn trung đại Việt Nam. C. “Sống chết mặc bay” về tư tưởng cũng như nghệ thuật được xem là bông hoa đầu màu của truyện ngắn hiện đại nhưng trong đó vẫn còn dấu ấn của nghệ thuật văn học trung đại. D. “Sống chết mặc bay” là truyện ngắn trung đại xuất sắc của Việt Nam. Câu 19: Dòng nào nói đúng nhất về giá trị hiện thực của văn bản “Sống chết mặc bay”? A. Phản ánh thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại trước sinh mạng của người dân. B. Phản ánh cuộc sống vô cùng cơ cực của người nông dân trong xã hội cũ. C. Phản ánh cuộc sống nhàn hạ và vô cùng sung túc của bọn quan lại sâu mọt. D. Phản ánh cuộc sống vô cùng cơ cực của người nông dân trong xã hội cũ và thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại. Câu 20: Đâu là câu rút gọn trả lời cho câu hỏi: “Hằng ngày, cậu dành thời gian cho việc gì nhiều nhất?” A. Hằng ngày, mình dành thời gian cho việc đọc sách nhiều nhất. B. Đọc sách. C. Đọc sách là việc mình dành thời gian nhiều nhất. D. Tất nhiên là mình đọc sách.

Đọc kĩ câu hỏi và các đáp án, sau đó chọn chữ cái đầu trước đáp án đúng nhất và viết ra giấy kiểm tra. Câu 1: Tục ngữ là gì? A. Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định. B. Có nhịp điệu, hình ảnh. C. Thể hiện kinh nghiệm của nhân dân ta về mọi mặt, được vận dụng vào cuộc sống D. Gồm cả 3 đáp án A,B,C. Câu 2: Câu tục ngữ nào sau đây nói về kinh nghiệm dự báo thời tiết? A. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. B. Uống nước nhớ nguồn. C. Lá lành đùm lá rách. D. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen. Câu 3: Trong những câu tục ngữ sau đây, câu nào có ý nghĩa trái ngược với các câu còn lại? A. Uống nước nhớ nguồn. B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. C. Ăn cháo đã bát. D. Uống nước nhớ người đào giếng. Câu 4: Câu tục ngữ “Có chí thì nên” nói về vấn đề gì? A. Có chí hướng thì sẽ thành công. B. Lòng kiên trì. C. Không nên vội vàng, hấp tấp. D. Nhẫn nhịn và chăm chỉ. Câu 5: Trong những câu sau đây, câu nào là câu tục ngữ? A. Đẽo cày giữa đường. B. Nhất thì, nhì thục. C. Dây cà ra dây muống. D. Lúng búng như ngậm hột thị. Câu 6: Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có ý nghĩa là gì? A. Vong ân, bội nghĩa B. Ghi nhớ công lao của nhưng người đã tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ. C. Hưởng thụ một cách tự do. D. Sự quí trọng người già. Câu 7: Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh) thuộc loại văn bản nào? A. Tự sự B. Nghị luận. C. Thuyết minh. D. Biểu cảm. Câu 8. “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm” (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh) Nội dung chính của đoạn văn trên là: A. Ca ngợi lòng yêu nước là các thứ của quý. B. Thể hiện hai trạng thái của lòng yêu nước. C. Lòng yêu nước có thể âm thầm kín đáo hoặc biểu lộ rõ ràng cụ thể. D. Dù thể hiện dưới hình thức nào, lòng yêu nước cũng vô cùng quý giá. Câu 9: Nhận định nào nói đúng nhất về văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”? A. Dẫn chứng tiêu biểu cụ thể, toàn diện. B. Giọng văn giàu cảm xúc. C. Văn bản nghị luận mẫu mực. D. Bố cục chặt chẽ, rành mạch. Câu 10: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được Hồ Chủ tịch khẳng định như thế nào? A. Là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. B. Là tinh thần bất khuất. C. Là tính kiên cường. D. Là quan niệm sống thông thường của mọi người.

Trong túi ông nội tôi lúc nào cũng có vài đồng tiền xu. Đó vốn là thói quen của ông. Một lần lúc còn bé, tôi theo ông vào đền cầu nguyện. Khi ông quỳ xuống cúi lạy, mấy đồng tiền trong túi áo rơi xuống nhẹ nhàng trên tấm chiếu. Có lẽ vì chúng chẳng gây ra tiếng động nào, hay vì quá tập trung nên ông nội tôi không hề hay biết. Tuy nhiên, người đàn ông quỳ gần đấy thì lại khác. Ông này nhanh như chớp đưa tay lấy vội rồi lẩn vào đám đông đằng xa, trước khi tôi kịp phản ứng. Chờ cho ông cầu nguyện xong, tôi vội kể lại toàn bộ sự việc và hăng hái sẽ chỉ mặt người ấy cho ông. Tuy nhiên, trái với vẻ hùng hổ của tôi, ông chỉ từ tốn: “Nếu người đàn ông ấy phải ăn trộm ở nơi thờ cúng tôn nghiêm này thì chắc hẳn ông ấy phải túng thiếu cùng cực lắm. Ta không nên vội”. Dạo ấy, gia đình tôi có một cửa hàng rau quả nên ông tôi nảy ra một ý định. Ông bảo tôi: “ Mỗi tháng, chúng ta sẽ gói một ít thức ăn, rau quả và cháu sẽ gửi cho ông ấy nhé. Đó sẽ là món quà bí mật mà chúng ta dành cho ông ấy”. Câu 5( 1,0 điểm). Em hiểu thế nào về câu nói của người ông: “Nếu người đàn ông ấy phải ăn trộm ở nơi thờ cúng tôn nghiêm này thì chắc hẳn ông ấy phải túng thiếu cùng cực lắm. Ta không nên vội”. Câu 6( 1,0 điểm). Theo em, ”món quà bí mật” mà hai nhân vật ông và cháu dành tặng người đàn ông là gì?