Trong túi ông nội tôi lúc nào cũng có vài đồng tiền xu. Đó vốn là thói quen của ông. Một lần lúc còn bé, tôi theo ông vào đền cầu nguyện. Khi ông quỳ xuống cúi lạy, mấy đồng tiền trong túi áo rơi xuống nhẹ nhàng trên tấm chiếu. Có lẽ vì chúng chẳng gây ra tiếng động nào, hay vì quá tập trung nên ông nội tôi không hề hay biết. Tuy nhiên, người đàn ông quỳ gần đấy thì lại khác. Ông này nhanh như chớp đưa tay lấy vội rồi lẩn vào đám đông đằng xa, trước khi tôi kịp phản ứng. Chờ cho ông cầu nguyện xong, tôi vội kể lại toàn bộ sự việc và hăng hái sẽ chỉ mặt người ấy cho ông. Tuy nhiên, trái với vẻ hùng hổ của tôi, ông chỉ từ tốn: “Nếu người đàn ông ấy phải ăn trộm ở nơi thờ cúng tôn nghiêm này thì chắc hẳn ông ấy phải túng thiếu cùng cực lắm. Ta không nên vội”. Dạo ấy, gia đình tôi có một cửa hàng rau quả nên ông tôi nảy ra một ý định. Ông bảo tôi: “ Mỗi tháng, chúng ta sẽ gói một ít thức ăn, rau quả và cháu sẽ gửi cho ông ấy nhé. Đó sẽ là món quà bí mật mà chúng ta dành cho ông ấy”. Câu 5( 1,0 điểm). Em hiểu thế nào về câu nói của người ông: “Nếu người đàn ông ấy phải ăn trộm ở nơi thờ cúng tôn nghiêm này thì chắc hẳn ông ấy phải túng thiếu cùng cực lắm. Ta không nên vội”. Câu 6( 1,0 điểm). Theo em, ”món quà bí mật” mà hai nhân vật ông và cháu dành tặng người đàn ông là gì?

Các câu hỏi liên quan

Câu 1: Đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh là A. tế bào thần kinh (nơron). B. tế bào biểu bì. C. tế bào cơ vân. D. tế bào cơ trơn. Câu 2: Sản phẩm tiết của tuyến nội tiết là A. nước. B. hoocmôn. C. mồ hôi. D. kháng thể. Câu 3: Điều nào sau đây đúng khi nói về tuyến yên? A. Tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể. B. Tuyến nội tiết nhiều hooc môn nhất. C. Vừa là tuyến nội tiết, vừa là tuyến ngoại tiết. D. Tuyến nội tiết quan trọng nhất. Câu 4: Chức năng giữ thăng bằng cho cơ thể được điều khiển bởi A. trụ não. B. não trung gian. C. hành não. D. tiểu não. Câu 5: Những biện pháp nào sau đây giúp bảo vệ cho hệ tim mạch tránh được các tác nhân có hại? 1. Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, vừa sức. 2. Tích cực lao động nặng, hạn chế xoa bóp ngoài da. 3. Khẩu phần ăn hợp lí, hạn chế các thức ăn chứa nhiều mỡ động vật. 4. Không sử dụng các chất kích thích ( rượu, bia, thuốc lá, hêrôin...). 5. Cần ăn nhiều thức ăn, đồ uống có nhiều đường, nhiều protêin. 6. Giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái. Tránh lo âu, căng thẳng. A. 1,2,3,6. B. 1,3,4,6. C. 1,2,4,6. D. 1,3,4,5. Câu 6: Khả năng nào dưới đây chỉ có ở người mà không có ở động vật? A. Phản xạ có điều kiện B. Tư duy trừu tượng C. Phản xạ không điều kiện D. Trao đổi thông tin Câu 7: Sự rối loạn trong hoạt động nội tiết của tuyến tụy sẽ dẫn đến bệnh lý nào sau đây? A. Bệnh tiểu đường hoặc chứng hạ đường huyết. B. Bệnh tiểu đường hoặc bệnh bướu cổ. C. Bệnh tiểu đường hoặc hội chứng Cushinh. D. Bệnh bướu cổ hoặc bệnh Bazơđô. Câu 8: Một người A có chỉ số khối BMI là 26. Theo WHO, người A được đánh giá có thể trạng là A. béo phì. B. gầy. C. bình thường. D. béo. Câu 9: Cung cấp đầy đủ loại vitamin nào sau đây sẽ giúp cơ thể phòng tránh bệnh quáng gà và khô giác mạc? A. Vitamin D. B. Vitamin C. C. Vitamin B. D. Vitamin A. Câu 10: Phản xạ có điều kiện xảy ra A. khi có kích thích. B. ở người, không xảy ra ở động vật. C. có tính chất di truyền và theo loài. D. có tính tạm thời, dễ mất đi nếu không củng cố.