Câu 2.
a. Trích trong tác phẩm "Đức tính giản dị của Bác Hồ" của Phạm Văn Đồng
b. Các từ ngữ biểu thị phép liệt kê: "vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp"
Tác dụng: nhấn mạnh tấm lòng vì nước vì dân, hi sinh cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của Người
c. Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, là người bạn lớn của bạn bè quốc tế. Dẫu vậy, người không chọn lối sống vương giả quý tộc. Cuộc đời Người, từ đầu tới cuối, luôn luôn giản dị. Người không chỉ giản dị trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong quan hệ với mọi người mà còn giản dị trong cả lời nói lẫn bài viết. Trong đời sống sinh hoạt, từ bữa cơm, đồ dùng đến nhà ở, lối sống, Người đều hết sức cần kiệm. Chưa bao giờ Người hoang phí một điều gì. Bác cũng không phải bậc vương giả kẻ hầu người hạ. Những gì bản thân có thể là, Bác sẽ tự làm mà không cần người khác giúp. Bởi vậy mà các đồng chí phục vụ Bác chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trong lời nói và bài viết, Bác luôn chọn cách diễn đạt sao cho dân cảm thấy dễ hiểu nhất. Chao ôi! Sự giản dị đầy thanh bạch ấy là tấm gương sáng để cho tất cả chúng ta noi theo.
Câu 3.
a. Đoạn văn trên trích từ văn bản "Mẹ tôi" của tác giả Ét-môn-đô đơ A-i-xi.
Thể loại: thư từ
PTBĐ: tự sự, miêu tả, biểu cảm
b. Nội dung chính của đoạn trích: lời nhắc nhở của người cha dành cho người con về thái độ vô lễ của con đối với mẹ, qua đó gợi nhắc lại sự hi sinh cao cả mà mẹ đã dành cho con
c. Từ láy:
- Hổn hển: nhịp thở dồn dập, ngắn hơi do tim đập mạnh và gấp
Tác dụng: diễn tả trạng thái ốm nặng của người con
- Quằn quại: sự vật vã vì đau đớn
Tác dụng: diễn tả sự lo lắng của người mẹ khi con ốm
- Nức nở: khóc nấc lên từng cơn, không thể kìm nén được
Tác dụng: diễn tả tiếng khóc đầy lo lắng của mẹ khi con ốm
-> Các từ láy được sử dụng trong đoạn trích trên giúp cho đoạn văn có giá trị gợi hình cao, nhấn mạnh sự lo lắng, đau buồn của người mẹ khi con ốm