Câu 1: Trong ảnh
Câu 2:
- Vì Đà Nẵng là hải cảng sâu, thích hợp để đậu tàu chiến. Có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp để tấn công Huế( tạo ra thế gọng kiềm tấn công ra Huế).
- Vì Gia Định xa Trung Quốc tránh sự can thiệp của nhà Thanh.
- Xa kinh đô Huế tránh triều đình Huế đến viện binh.
- Gia Định là kho lúa gạo lớn nhất nước, chiếm được nơi đó coi như làm khó triều đình.
- Đánh chiếm được Gia Định sẽ theo đường sông Cửu Long, đánh ngược lên Cao Miên(Campuchia) làm chủ lưu vực sông Mê Công.
Câu 3:
- Bắt tay thiết lập bộ máy cai trị, chuẩn bị kế hoạch đánh ra Bắc Kì.
- Triều đình Huế vẫn giữ chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời(Hiệp ước Nhâm Tuất) => đẩy đất nước vào khủng hoảng
Câu 4:
* Thực dân Pháp đã đánh chiếm Bắc Kì lần 1(1873-1874):
- Từ cuối năm 1872, chúng cho tên lái buôn Đuy-uy vào gây rối ở Hà nội -> lấy cớ giải quyết vụ Đuy-uy, hơn 200 quân Pháp do Giác-ni-ê chỉ huy từ Sài Gòn kéo ra Bắc.
- Sáng ngày 20-11-1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội.
- 7000 quân triều đình dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri phương, cố gắng cản giặc nhưng thất bại. Nguyễn Tri Phương bị thương -> giặc bắt, ông nhịn ăn mà chết.
- Thực dân Pháp cho quân tỏa đi chiếm các tỉnh: Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình, Nam Định.
* Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần 2(1882):
- Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh. Ngày 3-4-1882 quân Pháp, do viên đạn tá Ri-vi-e chỉ huy, đã đổ bộ lên Hà Nội.
- Ngày 25-4-1882, Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội.
⇒ Quân triều đình kháng cự yếu ớt rồi tan rã.
⇒ Pháp chiếm Hà Nội và tỏa ra chiếm các tỉnh thuộc Bắc Kì.
Câu 5:
* Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất gồm những nội dung cơ bản sau:
- Thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.
- Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.
- Cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.
- Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc.
- Pháp sẽ “trả lại” thành Vĩnh Long cho triều đình Huế chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.
* Nội dung cơ bản của hiệp quốc Giáp Tuất( 15-3-1873):
-Triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước Giáp Tuất với thực dân Pháp (15-3-1873) gồm 22 điều khoản.Với hiệp ước này , Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kì ,còn triều đình nhà Nguyễn thì chính thức thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì → Việt Nam mất một phần quan trọng chủ quyền, lãnh thổ, ngoại giao , thương mại...