Một loại phân kali có thành phần chính là KCl (còn lại là các tạp chất không chứa kali) được sản xuất từ quặng xinvinit có độ dinh dưỡng 55%. Phần trăm khối lượng của KCl trong loại phân kali đó làA.95,51%B.65,75%C.87,18%D.88,52%
Hoà tan hoàn toàn 10,8 gam Ag vào 42 gam dung dịch HNO3 60% thu được dung dịch X (không có ion NH4+). Cho 5,6 gam Fe tan hoàn toàn trong dung dịch X, sau đó lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch Y (sản phẩm khử trong quá trình này là khí NO duy nhất). Cô cạn Y được chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi trong không khí, thấy khối lượng Z giảm 13,1 gam. Nồng độ % của AgNO3 trong dung dịch X gần nhất với giá trị nào sau đây ?A.35,5%.B.33,5%.C.34,5%.D.32,5%.
Hòa tan hoàn toàn 1,28 gam Cu vào 12,6 gam dung dịch HNO3 60% thu được dung dịch X (không có ion ). Cho X tác dụng hoàn toàn với 105 ml dung dịch KOH 1M, sau đó lọc bỏ kết tủa được dung dịch Y. Cô cạn Y được chất rắn Z. Nung Z tới khối lượng không đổi, thu được 8,78 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của Cu(NO3)2 trong X làA.29,89%. B.30,08%.C.28,66%.D.27,09%.
Hoà tan hoàn toàn 2,56 gam Cu vào 25,20 gam dung dịch HNO3 60% thu được dung dịch X (không có ion NH4+). Thêm 210 ml dung dịch NaOH 1M vào X, sau khi các phản ứng kết thúc đem cô cạn hỗn hợp thu được chất rắn Y. Nung Y đến khối lượng không đổi được 17,40 gam chất rắn Z. Nồng độ % của Cu(NO3)2 trong dung dịch X có giá trị gần nhất vớiA.28,5B.29,0C.28,0D.27,5
Hòa tan hoàn toàn 7,68 gam Cu vào dung dịch 0,48 mol HNO3, khuấy đều thu được V lít hỗn hợp khí NO2; NO (đktc) và dung dịch X chứa hai chất tan. Cho tiếp 200ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch X, lọc bỏ kết tủa, cô cạn dung dịch rồi nung đến khối lượng không đổi thu được 25,28 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị V gần nhất vớiA.1,8B.3,6C.2,7D.5,4
Hòa tan hoàn toàn 1,28 gam Cu vào dung dịch chứa 0,12 mol HNO3 thu được dung dịch X và hỗn hợp khí Y gồm NO và NO2. Cho X tác dụng hoàn toàn với 105 ml dung dịch KOH 1M, sau đó lọc bỏ kết tủa được dung dịch Y1. Cô cạn Y1 được chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi, thu được 8,78 gam chất rắn. Tỷ khối của khí Y so với He làA.9B.9,5C.10D.8
Hòa tan hoàn toàn 3,0 gam kim loại vào dung dịch hỗn hợp HNO3 và H2SO4, sau phản ứng thu được dung dịch X và có 1,344 lít hỗn hợp khí Y (ở đktc) gồm NO2 và một khí Z. Khối lượng hỗn hợp Y là 2,94 gam. Nếu lấy một ít dung dịch X cho tác dụng với dung dịch Ba(NO3)2 thì không tạo ra kết tủa. Vậy số gam muối khan có trong dung dịch X làA.7,96 gam B.7,65 gam C.7,34 gam D.7,03 gam
Cho 1,82 gam hỗn hợp bột X gồm Cu và Ag (tỉ lệ số mol tương ứng 4 : 1) vào 30 ml dung dịch gồm H2SO4 0,5M và HNO3 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được a mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Trộn a mol NO trên với 0,1 mol O2 thu được hỗn hợp khí Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với H2O, thu được 150 ml dung dịch có pH = z. Giá trị của z làA.4B.1C.2D.3
Một học sinh thực hiện hai thí nghiệm sau: + Cho 16,2 gam Ag vào 200 ml dung dịch HNO3 0,6M thu được V1 lít NO (đktc).+ Cho 16,2 gam Ag vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp HNO3 0,6M và H2SO4 0,1M, thu được V2 lít NO (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, coi H2SO4 loãng phân li hoàn toàn thành 2H+ và SO42-. Thể tích V1, V2 lần lượt làA.V1 = 0,672; V2 = 0,896. B.V1 = V2 = 1,120C.V1 = V2 = 0,672D.V1 = 0,672 ; V2 = 1,120
So sánh khối lượng Cu tham gia phản ứng trong hai trường hợp sau: - Hòa tan m1 gam Cu cần vừa đủ 200 ml dung dịch hỗn hợp HNO3 1,2M và H2SO4 0,3M. - Hòa tan m2 gam Cu cần vừa đủ 200 ml dung dịch hỗn hợp NaNO3 1,2M và H2SO4 0,8M. Biết rằng cả hai trường hợp sản phẩm khử đều là khí NO duy nhất. Tỉ lệ m1 : m2 có giá trị làA.m1 : m2 = 8 : 9 B.m1 : m2 = 10 : 9 C.m1 : m2 = 9 : 8 D.m1 : m2 = 1 : 1
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến