a) Tác giả đặt tên cho bài viết là Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử, không thể thay chứng nhân bằng chứng tích, bởi vì : cách dùng chứng nhân là dùng thủ pháp nhân hóa. cách này giúp người đọc có cảm giác tác giả đã thổi hồn vào sự vật, coi cầu Long Biên là người đương thời của những thăng trầm lịch sử :
Những sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên đã "chứng kiến" :
- Cuộc kháng chiến chống Pháp với sự kiện đầu năm 1947 - khi Trung đoàn thủ đô rút khỏi Hà Nội hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ.
- Năm 1972, cầu Long Biên bị giặc Mĩ trút bon đánh phá.
Cầu Long Biên với quá nhiều tồn tại của mình đã trở thành chứng nhân sống động, đau thương và anh dũng của lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung và cả của thủ đô Hà Nội nói riêng.
b) So câu cuối bài với câu rút gọn : Còn tôi, tôi cố gắng truyền tình yêu cây câu của mình vào trái tim họ, để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam. Câu cuối trong bài văn tuy dài hơn nhưng có sắc thái biểu cảm rõ hơn nhờ cách diễn đạt gợi những liên tưởng thú vị (nhịp cầu vô hình).
Sở dĩ có thể nói nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên lại có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim bởi vì : cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử "sống động, đau thương và anh dũng" của người Việt Nam khiến khách du lịch nước ngoài phải "trầm ngâm", "đứng ở nhiều góc độ, ghi lại hình ảnh chiếc cầu" mỗi khi đến thăm nơi đây.