* Tóm tắt bài
1. Cấu tạo từ: Từ ghép, từ láy
2. Từ loại
a. Đại từ
b. Quan hệ từ
1. Cấu tạo từ: Từ ghép, từ láy
* Từ phức (là từ gồm hai hoặc nhiều tiếng) : -Từ ghép ,Từ láy
+) Từ ghép: (Giữa các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa).
Từ ghép có hai loại là: -Từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. Từ ghép đẳng lập: Có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt nghữ pháp
Ví dụ: Núi đồi, ông bà, sách vở.......
Từ ghép chính phụ: Có tiếng chính và tiếng phụ bổ xung nghĩa cho tiếng chính
Ví dụ: Xe đạp, bút chì, áo trắng......
+) Từ láy: (Giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt ngữ âm).
Từ láy có hai loại là: Từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.
Từ láy toàn bộ: Là loại từ đươc láy giống nhau cả phần âm, vần, dấu câu Đôi khi để nhấn mạnh một âm thanh hay hành động mà dấu câu có thể khác nhau
Ví dụ : xanh xanh, ào ào, thăm thẳm.....
Từ láy bộ phận: Là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần, dấu câu có thể giống hoặc khác tùy vào cách người dùng muốn. Từ láy bộ phận thường được sử dụng nhiều hơn từ láy toàn bộ vì dễ phối vần và âm.
Ví dụ: ngơ ngẫn, lác đác, dào dạt…
2. Từ loại:
a. Đại từ
-Đại từ là từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất...được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi
-Chức năng ngữ pháp :Làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu.
Phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ trong cụm từ.
- Đại từ có: Đại từ để hỏi và đại từ để chỉ
+) Đại từ để chỉ
Ví dụ: - Chỉ người và sự vật: tôi, ta, nó, chúng tôi
- Chỉ số lượng: bấy, bấy nhiêu
- Chỉ hoạt động, tính chất: Vậy, thế
+) Đại từ để hỏi
Ví dụ: -Hỏi người và sự vật: Ai, cái gì,..
- Hỏi số lượng : Bao nhiêu, mấy,..
- Hỏi về hoạt động, tính chất: Sao, thế nào, như thế nào,....
b. Quan hệ từ
Chức năng
Được dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như:
Sỡ hữu
So sánh
Nhân hóa
Đẳng lập
Các loại quan hệ từ
Có những quan hệ từ được dùng thành cặp như:
Nếu...thì...
Vì...nên...
Hễ...thì...