Hệ thống kiến thức Văn Bản và Tiếng Việt từ bài 18 đến bài 25 ?
$\text{*}$ Phần văn bản :
$\text{-}$ Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
$\text{+}$ Khái quát toàn bài : Những câu tục ngữ nói về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh được một vấn đề rất thực tế trong đời sống của chúng ta. Đó chính là những lời răn rạy , những kinh nghiệm vô cùng quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên , từ đó , đúc kết thành bài học cho toàn dân nói chung và những người nông dân nói riêng , có thêm nhiều kinh nghiệm trong quá trình lao động và sản xuất. Lối nói tuy ngắn gọn , súc tích nhưng tính truyền đạt lại rất cao. Dường như , những câu tục ngữ ấy được coi là " túi khôn " của nhân dân nhưng tính chất ở đây chỉ mang tính tương đối , không chính xác hoàn toàn vì đó là những kinh nghiệm , dựa vào quan sát là nhiều.
$\text{-}$ Tục ngữ về con người và xã hội.
$\text{+}$ Khái quát toàn bài : Những câu tục ngữ về con người và xã hội đã cho ta được những bài học vô cùng quý báu. Bằng những câu văn so sánh giàu hình ảnh , lối nói ẩn dụ , những câu tục ngữ ấy lại càng trở nên hàm súc , ý nghĩa sâu sắc hơn về mặt nội dung. Ở đây , nhân dân muốn đề cao , tôn vinh giá trị của con người , đưa ra những nhận xé vô cùng đúng đắn , những lời khuyên. Con người giá trị là thế nhưng trong cuộc sống hằng ngày , họ vẫn luôn phải rèn luyện cho bản thân mình những phẩm chất , lối sống tốt đẹp dù chỉ là ở những mặt nhỏ nhất. Tất cả những điều đó sẽ tạo nên được một con người hoàn thiện về mặt học thức lẫn phẩm chất đạo đức của mình.
$\text{-}$ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
$\text{+}$ Khát quát toàn bài : Văn bản nghị luận về vấn đề " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta " đã một lần nữa nhấn mạnh được thứ tình cảm quý báu , đáng trân trọng vô cùng, tiềm tàng trong mỗi con người Việt Nam. Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng vô cùng cụ thể , sát với vấn đề , phong phú , giàu thuyết phục. Trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược , dù ở thời kì nào , thời gian nào đi chăng nữa thì nhân dân ta vẫn luôn yêu nước một cách tha thiết , cùng nhau đoàn kết chống giặc ngoại xâm. Đó là lòng yêu nước nồng nàn , khó có thể phai nhạt , thời gian trôi qua nhưng tinh thần yêu nước ấy chỉ ngày càng sâu sắc hơn , nhiều hơn mà thôi. Đặc biệt , tác phẩm đã làm sáng tỏ một chân lí : " Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. " Qua tác phẩm , ta học được về cách lập luận , cách nêu dẫn chứng và bố cục chặt chẽ của một bài văn nghị luận dưới ngòi bút của chủ tịch Hồ Chí Minh.
$\text{-}$ Sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
$\text{+}$ Tiếng Việt thật đẹp đẽ , phong phú và tràn ngập đầy màu sắc. Ta cảm nhận được nó một cách thật rõ nét , chân thực qua tác phẩm được nêu trên. Tiếng Việt đẹp , giàu có trên rất nhiều phương diện : ngữ âm , từ vựng , ngữ pháp. Qua từng thời kì , Tiếng Việt phát triển hơn rất nhiều , nó trở nên phong phú hơn , ý nghĩa cũng đa dạng hơn,... Cho đến ngày nay , Tiếng Việt đã hoàn thiện hơn rất nhiều , những từ ngữ hay , gợi hình , gợi cảm cũng rất đa dạng , phong phú. Quả thật , Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp , khẳng định được những phẩm chất bền vững , giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó , là một biểu hiện hùng hồn sức sống của dân tộc.
$\text{-}$ Đức tính giản dị của Bác Hồ.
$\text{+}$ Văn bản " Đức tính giản dị của Bác Hồ " là một bài học vô cùng ý nghĩa về đức tính giản dị của Bác mà mọi người cần phải học tập , noi gương và phát huy. Bác giản dị ở rất nhiều khía cạnh , trong đời sống , Người giản dị qua ngôi nhà , qua bữa cơm , qua cách ăn mặc , trang phục,...Trong quan hệ với mọi người , Bác luôn chan hòa , yêu thương , sẻ chia và quan tâm nhiều nhất có thể với toàn dân. Trong lời nói và bài viết , Bác cũng giản dị vô cùng , lời nói , bài viết của Bác rất dễ hiểu , và mọi người , ai cũng học tập , rèn luyện theo lời dạy của Hồ Chủ Tịch . Cả một cuộc đời ấy , Người dành trọn tâm huyết , sức lực , tuổi trẻ của bản thân để cống hiến cho đất nước , cho toàn Đảng , toàn dân rất nhiều. Sự giản dị của Bác có thể nói , nó thực sự hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú , với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. Chính vì vậy , Phạm Văn Đồng đã nêu bật được những dẫn chứng cụ thể , nhận xét sâu sắc và cũng thấm đượm tình cảm chân thành . Chứng minh cho vấn đề : " Đức tính giản dị của Bác Hồ."
$\text{-}$ Ý nghĩa văn chương :
$\text{+}$ Khát quát toàn bài : Văn chương dưới ngòi bút tài hoa của Hoài Thanh đã hiện lên một cách chân thực , sinh động , hấp dẫn cực kì. Ông đã khẳng định : Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm , là lòng vị tha. Đúng vậy , văn chương chính là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng , tràn ngập đầy màu sắc , hình ảnh và văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Nó gây những tình cảm ta không có , luyện những tình cảm ta sẵn có. Khi đọc một tác phẩm , ta có thể cảm thấy yêu , ghét , cảm thấy thương cảm ,.. cho nhân vật , tất cả những gì được viết nên trong tác phẩm ấy đã khơi gợi cho chúng ta những cảm xúc mà ta chưa từng có bao giờ và đồng thời , nó luyện những tình cảm của ta sẵn có trở nên đẹp hơn , ý nghĩa hơn , nhân văn hơn. Đời sống tinh thần của nhân loại nế như thiếu đi văn chương thì sẽ rất nghèo nàn , nhạt nhẽo , khô khan và vô vị.
$\text{*}$ Phần Tiếng Việt :
$\text{-}$ Rút gọn câu :
$\text{+}$ Khái quát toàn bài : Khi nói hoặc viết , có thể lược bỏ một số thành phần của câu , tạo thành câu rút gọn. Việc lược bỏ một số thành phần câu thường nhằm những mục đính như sau :
Làm cho câu gọn hơn , vừa thông tin được nhanh , vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.
Ngụ ý hành động , đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người ( lược bỏ chủ ngữ ).
$\text{+}$ Khi rút gọn câu cần chú ý :
Không làm cho người nghe , người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.
Không biến câu nói thành một câu cộc lốc , khiếm nhã.
$\text{-}$ Câu đặc biệt :
$\text{+}$ Khái quát nội dung : Câu đặc biệt thường dùng để :
Xác định thời gian , nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn.
Liệt kê , thông báo về sự tồn tại của sự vật , hiện tượng.
Bộc lộ cảm xúc.
Gọi đáp.
$\text{-}$ Thêm trạng ngữ cho câu :
$\text{+}$ Khái quát toàn bài : Được thêm vào câu để xác định thời gian , nơi chốn , nguyên nhân , mục đính , phương tiện , cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu ( về mặt ý nghĩa ).
Có thể đứng ở đầu câu , cuối câu hay giữa câu. giữa TN với CN và VN thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết ( về mặt hình thức ).
$\text{+}$ Công dụng : Xác định hoàn cảnh , điều kiện diễn ra sự việc được nêu trong câu $\text{->}$ Nội dung của câu được đầy đủ , chính xác.
Nối kết các câu , các đoạn với nhau $\text{->}$ Đoạn văn , bài văn được mạch lạc.
$\text{+}$ Trong một số trường hợp , để nhấn mạnh ý , chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống , cảm xúc nhất định , có thể tách TN , đặc biệt là TN đứng cuối câu thành những câu riêng.
$\text{-}$ Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
$\text{+}$ Khát quát toàn bài : Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người , vật thực hiện một hoạt động hướng vào người , vật khác ( chỉ chủ thể của hoạt động ).
Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người , vật được hoạt động của người , vật khác hướng vào ( chỉ đối tượng của hoạt động ).
$\text{+}$ Mục đích : Nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
$\text{+}$ Có hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động :
Chuyển từ ( hoặc cụm từ ) chỉ đối tượng của HĐ lên đầu câu , thêm từ bị , được vào sau từ ( cụm từ ).
Chuyển từ ( cụm từ ) chỉ đối tượng của HĐ lên đầu câu , lược bỏ hoặc biến từ ( cụm từ ) chỉ chủ thể HĐ thành 1 bộ phận không bắt buộc trong câu.
$\text{+}$ Không phải câu có từ bị , được đều là câu bị động.
$\text{-}$ Dùng cụm chủ-vị để mở rộng câu.
$\text{+}$ Khái quát toàn bài : Khi nói hoặc viết , có thể dùng những cụm từ có hình thước giống câu đơn bình thường , gọi là cụm chủ-vị ( cụm C-V ) làm thành phần câu hoặc cụm từ để mở rộng câu.
$\text{+}$ Các thành phần câu : CN , VN và các phụ ngữ trong CDT , CĐT , CTT đều có thể được cấu tạo bằng cụm C-V.
$\text{HỌC TỐT!}$
$\text{@ HT}$
* Bài làm đã được em rút gọn , chỉnh sửa lại phần kiến thức. Nếu không phù hợp , các Mod có thể xóa ạ. Em cảm ơn ạ.