@Gaumatyuki
Bài 1: Mình chọn đoạn này nha :3
Từ khi qua Chà Là, Cái Keo,... rồi bỏ con sông Bảy Háp xuôi thuyền trôi theo dòng, thì tôi bắt đầu có cái cảm giác trên đây... Ở đây, người ta gọi tên đất, tên sông không phải bằng những danh từ mĩ lệ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Chẳng hạn như gọi rạch Mái Giầm, vì hai bên bờ rạch mọc toàn những cây mái giầm cọng tròn xốp nhẹ, trên chỉ xoà ra độc một cái lá xanh hình chiếc bơi chèo nhỏ.
- Phó từ: in đậm
- Cụm danh từ: Chà Là, Cái Keo, con sông Bảy Háp, cái cảm giác, người ta, tên đất, tên sông, những danh từ, đặc điểm, rạch Mái Giầm, hai bên bờ rạch, những cây mái giầm, cái lá xanh, chiếc bơi chèo
- Cụm động từ: qua Chà Là, bỏ con sông, xuôi thuyền, trôi theo dòng, có cái cảm giác, gọi tên, gọi thành tên, theo đặc điểm, gọi rạch Mái Giầm, mọc toàn những cây, xòa ra
- Cụm tính từ: mĩ lệ, riêng biệt, cọng tròn, xốp nhẹ, xanh, nhỏ
- Số từ: một, hai
- Lượng từ: những
Bài 2:
a, Phép so sánh: nhanh như cắt
Tác dụng:
- TD1: Tạo cách diễn đạt uyển chuyển, hấp dẫn, nhịp nhàng
- TD2: Nhấn mạnh, khẳng định hành động vượt thác của dượng Hương Thư
- TD3: Tăng nhạc điệu, nhạc tính cho đoạn văn
- TD4: Thể hiện tài quan sát, trí tưởng tượng phong phú, tình yêu thiên nhiên của tác giả.
b, Phép so sánh: Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
Tác dụng:
- TD1 và TD3: như trên
- TD2: nhấn mạnh mẹ tựa làn gió, đưa con vào giấc ngủ ngon lành; khẳng định tình yêu thương vô bờ bến mẹ dành cho con.
c, Phép so sánh: Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
- TD1 và TD3: như trên
- TD2: Nhấn mạnh công lao, tình yêu vô bờ của cha mẹ không gì có thể sánh bằng; ta phải biết ơn, biết yêu thương, kính yêu cha mẹ
d, Phép so sánh: Quê hương là con diều biếc
- TD1 và TD3: như trên
- TD2: nhấn mạnh tuổi thơ đẹp đẽ trên quê hương; quê hương thật là thú vị, đưa trẻ em đến những điều rất đỗi quen thuộc và gắn bó nhưng không kém phần thích thú.
Học Tốt <3
Cho mình hay nhất nha :3