Câu 1 : Hóa chất để điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm là:
A. Zn, H2SO4. B. Cu, HCl. C. H2O. D. Không khí.
Câu 2 : Một lit nước ở 150C hòa tan bao nhiêu ml khí hiđro?
A. 12 ml. B. 15 ml. C. 20 ml. D. 25 ml.
Câu 3 : Hỗn hợp gây nổ mạnh nhất trộn khí H2 với khí O2 theo tỉ lệ về thể tích đúng như hệ số các chất trong phương trình hóa học là:
A. 1 : 3. B. 2 : 1. C. 3 : 1. D. 2 : 3.
Câu 4 : Hiđro cháy trong khí oxi với ngọn lửa màu gì?
A. Vàng nhạt. B. Đỏ. C. Xanh nhạt. D. Không màu.
Câu 5 : Khí H2 khử CuO màu đen thành màu đỏ gạch Cu ở khoảng nhiệt độ là?
A. 2000C. B. 3000C. C. 4000C. D. 5000C.
Câu 6 : Cặp chất nào sau đây có thể phản ứng được với nhau và gây nổ?
A. H2 và Fe. B. H2 và CaO. C. H2 và HCl. D. H2 và O2.
Câu 7 : Dẫn khí H2 dư qua ống nghiệm đựng CuO nung nóng. Hiện tượng xảy ra là:
A. Có tạo thành chất rắn màu đen vàng, có hơi nước tạo thành.
B. Có tạo thành chất rắn màu đen nâu, không có hơi nước tạo thành.
C. Có tạo thành chất rắn màu đỏ, có hơi nước bám ở thành ống nghiệm.
D. Có tạo thành chất rắn màu đỏ, không có hơi nước bám ở thành ống nghiệm.
Câu 8 : Khi thu khí hiđro vào ống nghiệm phải để ống nghiệm như thế nào?
A. Đặt đứng. B. Nằm ngang. C. Nằm nghiêng. D. Úp xuống.
Câu 9 : Có thể thu khí hiđro
A. Chỉ bằng cách đẩy không khí ra khỏi bình úp ngược.
B. Bằng cách đẩy không khí ra khỏi bình úp ngược hoặc đẩy nước ra khỏi ống nghiệm đầy nước úp ngược trong chậu nước.
C. Chỉ bằng cách đẩy nước ra khỏi ống nghiệm đầy nước úp ngược.
D. Bằng cách đẩy không khí ra khỏi bình.
Câu 10 : Nước phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm sau:
A. K, CuO, SO2. B. Na, CaO, Cu. C. K, P2O5, CaO. D. K, P2O5, Fe3O4.
~ Học tốt ~