Hòa tan 10,8 gam Al trong một lượng vừa đủ H2SO4 thu được dung dịch A. Tính thể tích dung dịch NaOH 0,5 M cần phải thêm vào dung dịch A để kết tủa sau khi nung đến khối lượng không đổi được chất rắn có khối lượng 10,2 gam.
nAl = 0,4 —> A chứa nAl3+ = 0,4
nAl2O3 = 0,1 —> nAl(OH)3 = 0,2
TH1: Al3+ chưa bị kết tủa hết
nOH- = 3nAl(OH)3 = 0,6
—> V = 1,2 lít
TH2: Al(OH)3 bị hòa tan một phần
nOH- = 4nAl3+ – nAl(OH)3 = 1,4
—> V = 2,8 lít
Một thanh kim loại R được ngâm trong dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, thanh kim loại có khối lượng nhẹ bớt đi so với ban đầu. Cũng thanh kim loại R như vậy, sau khi ngâm trong dung dịch AgNO3, kết thúc phản ứng thì khối lượng thanh kim loại bây giờ lại nặng thêm so với ban đầu. Cho biết: R có hoá trị II; tất cả kim loại sinh ra đều bám vào thanh R; phần khối lượng nặng thêm gấp 75,5 lần phần khối lượng nhẹ bớt đi; số mol kim loại bám vào thanh R trong hai thí nghiệm trên đều bằng nhau.
Xác định kim loại R. Nếu thanh R đem thí nghiệm có khối lượng 20g; dung dịch CuSO4 có thể tích 125 ml và nồng độ 0,8M thì trong thí nghiệm với dung dịch AgNO3, thanh kim loại tăng bao nhiêu phần trăm về khối lượng? Thể tích dung dịch AgNO3 0,4M cần dùng là bao nhiêu ml?
Cho 1,36 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe được hòa tan trong 100ml dung dịch CuSO4. Sau phản ứng nhận được dung dịch A và 1,84 g chất rắn B gồm 2 kim loại. Thêm NaOH dư vào A rồi lọc kết tủa tách ra nung nóng trong không khí đến lượng không đổi thu được chất rắn D gồm MgO và Fe2O3 nặng 1,2g
Tính % khối lượng mỗi chất rắn trong hỗn hợp ban đầu và nồng độ mol của dung dịch CuSO4 tham gia?
Cho lượng sắt dư vào m gam H2SO4 80% đặc nóng thu được dung dịch A và thoát ra khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Hấp thụ hết lượng khí SO2 sinh ra vào dung dịch Ba(OH)2 chỉ thu được dung dịch trong suốt. Cho tiếp NaOH dư vào dung dịch đến khi kết thúc phản ứng, lọc lấy kết tủa thu được 32,55 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra
b) Tính m
Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch chứa Na2CO3 0,5M và NaOH 0,75M thu được dung dịch X. Cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch X thu được kết tủa có khối lượng là:
A. 19,7gam. B. 29,55 gam. C. 9,85gam. D. 39,4 gam.
Nung m gam hỗn hợp A gồm Mg, FeCO3, FeS, Cu(NO3)2 (trong A % khối lượng oxi là 47,818%) một thời gian (muối nitrat bị nhiệt phân hoàn toàn) thì thu được chất rắn B và 11,144 lít hỗn hợp khí gồm CO2, NO2, O2, SO2. B phản ứng hoàn toàn với HNO3 đặc nóng dư (thấy có 0,67 mol HNO3 phản ứng) thu được dung dịch C và 3,136 lít hỗn hợp X gồm NO2 và CO2 (dX/H2 = 321/14). C tác dụng hoàn toàn với BaCl2 dư thấy xuất hiện 2,33 gam kết tủa. Biết các khí đo ở đktc. Giá trị gần nhất của m là?
A. 48 B. 33 C. 40 D. 42
Khối lượng KOH 8% cần lấy cho tác dụng với 47 gam K2O để thu được dung dịch KOH 21% là
A. 354,85 B. 250 C. 320 D. 400
Cho 3,04 gam hỗn hợp A gồm 2 amin no đơn chức tác dụng vừa đủ với 400ml dung dịch HCl 0,2M. Thể tích nitơ và CO2 (đktc) tương ứng sinh ra khi đốt hết hỗn hợp A trên:
A. 0,224 lít; 0,224 lít B. 0,448 lít; 0,448 lít
C. 0,672 lít; 0,672 lít D. 0,896 lít; 2,688 lít.
Hòa tan hết vào nước 10,95 gam hỗn hợp X gồm Na2CO3, NaHCO3 và NaCl trong 3 muối đó chỉ có 1 muối ngậm nước, ta thu được dung dịch A. Chia dung dịch A ra làm 2 phần bằng nhau:
– Phần 1: tác dụng vừa đủ với 70ml dung dịch HCl 1M. Sau đó thêm một lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 11,48 g kết tủa.
– Phần 2 : thêm 50ml dung dịch NaOH 1M và một lượng dư dung dịch BaCl2. Lọc bỏ kết tủa. Để trung hòa phần nước lọc cần 25ml dd HCl 1M.
Xác định công thức tinh thể của muối ngậm nước.
Hỗn hợp X gồm Mg và Fe, cho 4 gam hỗn hợp X vào 200ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc hoàn toàn, lọc thu được 9,2 g chất rắn Y và dung dịch Z. THêm NaOJH dư vào dung dịch Z, lọc kết tủa đem nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 6g chất rắn gồm 2 oxi kim loại.
a) tính thành phần % theo khối lượng của các kim loại trong X?
b) NỒNG ĐỘ MOL CỦA DD CUSO4?
p/s: nếu bài này ad giả hệ ra số mol lẻ thì làm tròn dùm e với. em cảm ơn !
Hòa tan hoàn toàn 0,03 mol Fe vào dung dịch có 0,22 mol HNO3 giải phóng NO duy nhất và thu được dung dịch X . Cho tiếp vào X 1,32 gam bột Mg cho tói khi phản ứng kết thúc chỉ thu được dung dịch Y. Cô cạn Y được bao nhiêu muối khan:
A. 13,332 B. 15,424 C. 12,425 D. 14,34
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến