Hòa tan hết 0,54 gam Al trong 70 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch X. Cho từ từ 85 ml dung dịch HCl 1M vào X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là?
A. 1,56. B. 0,39. C. 1,17. D. 0,78.
nAl = 0,02; nNaOH = 0,07; nHCl = 0,085
Dung dịch sau phản ứng chứa Na+ (0,07), Cl- (0,085), bảo toàn điện tích —> nAl3+ = 0,005
Bảo toàn Al —> nAl(OH)3 = 0,02 – 0,005 = 0,015
—> mAl(OH)3 = 1,17 gam
Cho 8,0 gam hỗn hợp C2H2, C2H4, C2H6, C4H6 và H2 đi qua bột Ni nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí X. Đốt cháy hoàn toàn X cần vừa đủ V lít khí O2 (đktc), thu được 11,2 lít CO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 16,8. B. 19,6. C. 22,4. D. 25,2.
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm anđehit fomic, axit axetic, glucozơ và tinh bột cần 5,04 lít O2 (đktc), thu được 3,6 gam nước. Giá trị của m là?
A. 6,30. B. 10,50. C. 12,40. D. 7,20.
Cho các phát biểu sau: (a) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure. (b) Muối phenylamoni clorua tan trong nước. (c) Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí. (d) Trong phân tử peptit mạch hở Gly-Ala-Val có 4 nguyên tử oxi. (e) Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm. (g) Anilin làm đổi màu dung dịch phenolphtalein. (h) Thủy phân hoàn toàn anbumin thu được hỗn hợp α-amino axit. Số phát biểu đúng là?
A. 6. B. 4. C. 5. D. 3.
Cho các phát biểu sau: (a) Thép là hợp kim của sắt chứa từ 2-5% khối lượng cacbon. (b) Các oxit của kim loại kiềm thổ phản ứng với CO đều tạo thành kim loại. (c) Các kim loại Ca, Fe, Al và Na chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy. (d) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag. (e) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư, không thu được Fe. (g) Khi làm thí nghiệm kim loại đồng tác dụng với dung dịch HNO3, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch kiềm. Số phát biểu sai là
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất 75%, hấp thụ toàn bộ khí CO2 sinh ra vào dung dịch chứa 0,15 mol Ba(OH)2, thu được kết tủa X và dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch NaOH vào Y, đến khi kết tủa lớn nhất thì cần tối thiểu 50 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là?
A. 18,9. B. 27,0. C. 21,6. D. 37,8.
Hỗn hợp X gồm ankan A và ankin B, có số nguyên tử H bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp X, rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình nước vôi trong lấy dư thấy bình tăng 25,7 gam và có 40 gam kết tủa.
a) Tìm công thức A và B.
b) Viết công thức cấu tạo A, B. Biết B có khả năng phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3.
Đun nóng hỗn hợp C2H5OH và isopropylic với H2SO4 đặc ở 140°C thu được tối đa bao nhiêu ete?
A. 3 B. 5 C. 6 D. 4
X là hợp chất hữu cơ thuần chức có công thức phân tử C9H8O4 (chứa vòng benzen). Cho 1 mol X tác dụng hết với NaOH dư, thu được 2 mol chất Y, 1 mol chất Z và 1 mol H2O. Chất Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được chất hữu cơ T. Phát biểu nào sau đây sai?
A. X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:3.
B. Y có phản ứng tráng bạc.
C. Phân tử chất Z có 2 nguyên tử oxi.
D. T tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:2.
Đốt cháy hoàn toàn hidrocacbon A (khí, điều kiện bình thường) thì trong hỗn hợp sản phẩm cháy thu được 76,52% khối lượng.
a) Tìm công thức phân tử của A.
b) A có 2 đồng phân là A1 và A2 biết A1 có khả năng tạo sản phẩm có tính đàn hồi, A2 phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 cho kết tủa. Xác định công thức cấu tạo A1 và A2.
Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Bột đồng tan được trong dung dịch chứa NaNO3 và H2SO4 loãng.
B. Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo.
C. Nhôm và crom đều tác dụng với dung dịch HCl theo cùng tỉ lệ mol.
D. Nhôm và crom đều bền trong nước và không khí.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến