Hòa tan hết 26,64 gam hỗn hợp gồm Ba và Al2O3 trong nước dư, thu được dung dịch X và 2,688 lít khí H2 (đktc). Cho 480 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch X, thu được lượng kết tủa là
A. 9,36 gam. B. 1,56 gam.
C. 6,24 gam. D. 4,68 gam.
nH2 = 0,12 —> nBa = 0,12 —> nAl2O3 = 0,1
Dung dịch X chứa Ba2+ (0,12), AlO2- (0,2) —> OH- (0,04)
nH+ = 0,48 > nOH- + nAlO2- —> Kêtr tủa đã bị hòa tan một phần.
nH+ = nOH- + 4nAlO2- – 3nAl(OH)3
—> nAl(OH)3 = 0,12
—> mAl(OH)3 = 9,36
Đốt cháy hoàn toàn m gam cacbon trong bình kín chứa V1 lít O2 (đktc), sau phản ứng, thu được V2 lít (đktc) khí trong bình. Biết V1 < V2. Chọn biểu thức đúng?
A. m = 15V2/14 B. m = 15V1/28
C. m = 15V1/14 D. m = 15V2/28
X là hidrocacbon mà khi đốt cháy tỷ lệ mol CO2 và H2O sinh ra là 1:1. Y là hỗn hợp khí gồm 2 hidrocacbon A và B có cùng dạng công thức phân tử với X (phân tử khối của B lớn hơn phân tử khối của A). Để đốt cháy hoàn toàn 3 lít Y thì cần vừa đủ 15 lít oxi. Biết rằng, A chiếm khoảng 30% đến 40% thể tích của Y. Xác định công thức phân tử của A, B.
Hai chất hữu cơ X, Y (chứa C, H, O) và đều là các hợp chất bền. Khi đốt một lượng bất kì mỗi chất đều thu được CO2 và H2O với tỉ lệ khối lượng mCO2 : mH2O = 44 : 27. Xác định CTPT của X, Y.
Cho m gam kim loại kiềm M vào 36 gam dung dịch HCl 36,5 % thu được chất rắn X gồm 3 chất có khối lượng là 80,37 gam. Vậy M là kim loại nào trong số các kim loại:
A. Na B. Cs C. Rb D. K
Cho 43,9 gam hỗn hợp X gồm Ni, Zn, Mg, Sn tác dụng với oxi dư thu được 56,7 gam hỗn hợp các oxit. Mặt khác cho 43,9 gam X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 13,44 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Sn trong hỗn hợp X là
A. 48,799% B. 54,21% C. 57,11% D. 40,66%
Hòa tan 26,4g hỗn hợp X gồm CuO, Mg, Fe bằng 1,2 lít dung dịch HCl 1 M thu được 6,72 lit khí A (đktc) và dung dịch B. Để trung hòa hết lượng HCl dư cần dùng 200ml dd NaOH 1M 1. Tính phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu và nồng độ mol các chất trong dung dịch B 2. Nếu lấy 1 mol hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư, lấy khí thu được tác dụng với Cl2(h=65%) thu được khí Z. Cho Z tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được bao nhiêu gam kết tủa
Hỗn hợp X gồm M2CO3, MHCO3 và MCl với M là kim loại kiềm, nung nóng 20,29 gam hỗn hợp X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy còn lại 18,74 gam chất rắn. Cũng đem 20,29 gam hỗn hợp X trên tác dụng hết với 500 ml dung dịch HCl 1M thì thoát ra 3,36 lít khí (đktc) và thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 74,62 gam kết tủa. Kim loại M là
A. Cs B. Na C. K D. Li
Cho glucozơ lên men thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo ra 50 gam kết tủa, biết hiệu suất quá trình lên men đạt 80%. Khối lượng glucozơ cần dùng là
A. 33,70 gam. B. 56,25 gam. C. 20,00 gam. D. 90,00 gam.
Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam CaO và H2O dư thu được dung dịch X. Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch X, qua quá trình khảo sát người ta lập được đồ thị như sau:
Giá trị của x là:
A. 0,025 B. 0,020 C. 0,040 D. 0,050
Hỗn hợp X gồm Ca, Mg, MgCO3, MgO, CaO. Cho 23,84 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch chứa 48,48 gam chất tan; 7,616 lít hỗn hợp khí Y (đktc) có tỉ khối hơi so với Hidro là 143/17. Cho 23,84 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được hỗn hợp khí Z gồm NO và CO2 có tỉ khối hơi so với Hidro là a và dung dịch T. Cô cạn dung dịch T thu được 74,72 gam chất rắn khan. Giá trị của a là:
A. 16,75 B. 18,50 C. 20,25 D. 17,80
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến