Hòa tan hoàn toàn 7,36 gam kim loại kiềm M vào 200 ml dung dịch HCl 1M, sau khi kết thúc các phản ứng, thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được 16,5 gam rắn khan. Xác định kim loại M và tính giá trị của V.
nHCl = 0,2
Dễ thấy mM + mCl = 14,46 < 16,5 nên chất rắn khan có cả OH- (Do M tác dụng H2O).
nOH- = (16,5 – 14,46)/17 = 0,12
Bảo toàn điện tích —> nM+ = nCl- + nOH- = 0,32
—> M = 7,36/0,32 = 23
M là Na
nH2 = nNa/2 = 0,16 —> V = 3,584 lít
Hòa tan hoàn toàn 12,8 gam Fe2O3 cần dùng vừa đủ dung dịch H2SO4 19,6% thu được dung dịch X. Làm lạnh dung dịch X, thấy tách ra một muối ngậm nước; đồng thời thu được dung dịch Y có nồng độ 17,0126%. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, thu được 45,65 gam kết tủa. Xác định công thức của muối ngậm nước.
Cho 300 gam dung dịch AgNO3 13,6% vào 100 gam dung dịch X chứa NaCl a% và NaBr b%. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ kết tủa, thu được 367,74 gam dung dịch Y. Cho dung dịch HCl dư vào Y, thu thêm 5,74 gam kết tủa nữa. Tính các giá trị của a và b.
Trộn 17,16 gam hỗn hợp X gồm CaCl2 và Ca(ClO3)2 với 16,83 gam hỗn hợp Y gồm KClO3 và KMnO4, rồi nung nóng, thu được 5,376 lít khí O2 (đktc) và hỗn hợp rắn Z (trong đó, phần trăm của CaCl2 chiếm 50,6271% về khối lượng). Lấy toàn bộ Z tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 36,5% (đun nóng) thu được dung dịch T. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, nước bay hơi không đáng kể. Tính nồng độ phần trăm của các muối trong dung dịch T.
Hãy trình bày phương pháp hóa học khi dùng dung dịch Ba(OH)2 để nhận biết các dung dịch sau: (NH4)2SO4, Na2CO3, AlCl3, FeCl3. Viết phương trình phản ứng minh họa.
Hòa tan hết 14,88 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, FeS và FeS2 (biết trong X lưu huỳnh chiếm 23,656% về khối lượng) trong dung dịch chứa 0,8 mol H2SO4 (đặc, đun nóng), thu được V lít khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Cho 0,48 lit dung dịch NaOH 1M vào dung dịch Y thu được 8,56 gam kết tủa. Biết các phản ứng hoàn toàn. Cho thêm nước (dư) vào Y rồi cho Fe vào thì khối lượng Fe phản ứng tối đa là:
A. 11,2 B. 13,44 C. 11,76 D. 14,56
Hỗn hợp X chứa một pentapeptit mạch hở và một este no, hai chức, mạch hở chỉ chứa một loại nhóm chức có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 3. Đun nóng 26,67 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được ancol etylic và hỗn hợp Y gồm ba muối, trong đó có muối của Gly và Ala. Đốt cháy toàn bộ Y cần dùng 0,6525 mol O2, thu được Na2CO3 và 1,08 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2. Phần trăm khối lượng của peptit trong X là
A. 38,81% B. 37,23% C. 40,38% D. 35,66%
Đốt cháy hoàn toàn 2,76 gam hỗn hợp X gồm CxHyCOOH, CxHyCOOCH3, CH3OH thu được 2,688 lít CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Mặt khác, cho 2,76 gam X phản ứng vừa đủ với 30 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 0,96 gam CH3OH. Công thức của CxHyCOOH là
A. C3H5COOH. B. CH3COOH.
C. C2H3COOH. D. C2H5COOH.
Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo X bằng 250 ml dung dịch KOH 1,5M, đun nóng (lượng KOH được lấy dư 25% so với lượng cần phản ứng). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 100,2 gam hỗn hợp chất rắn khan gồm hai chất. Tên gọi của X là
A. trilinolein. B. tristearin. C. triolein. D. tripanmitin.
Hãy so sánh bán kính của các nguyên tử và ion sau: 19K+, 16S2-, 14Si, 20Ca.
Cho 11,2 lít (đktc) hỗn hợp gồm propan và một anken qua binh đựng dung dịch brom dư thấy khối lượng bình tăng 11,2 gam. Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít hỗn hợp trên thì thu được 38,08 lít CO2 (đktc). a. Tim CTPT của anken. b. Tính % khối lượng hidrocacbon trong hỗn hợp ban đầu.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến