Hòa tan hoàn toàn 8,5 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại kiềm X, Y ở 2 chu kì kế tiếp (MX < MY) vào nước, thu được 3,36 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng X trong hỗn hợp ban đầu là
A. 72,95% B. 54,12% C. 27,05% D. 45,89%
nH2 = 0,15 —> n kim loại = 0,3
—> M kim loại = 85/3
—> Na (0,2) và K (0,1)
—> %Na = 54,12%
Đốt cháy hoàn toàn 2,53 gam hỗn hợp gồm CH4, C2H6 và C4H10 thu được 7,48 gam CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là
A. 4,08 B. 4,05 C. 4,59 D. 4,41
Cho 3,28 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch chứa a mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được dung dịch Y và 3,72 gam chất rắn Z. Cho Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH, kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 1,6 gam chất rắn khan. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,029 B. 0,028 C. 0,026 D. 0,027
Cho 58,25 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Al, KNO3 tan hoàn toàn trong 1,4 mol H2SO4 loãng, thu được dung dịch Y chứa m gam muối sunfat và thấy thoát ra 8,96 lít hỗn hợp khí Z gồm 2 khí không màu, trong đó có 1 khí hóa nâu trong không khí. Tỷ khối của Z đối với H2 là 4,5. Thêm 3,6 gam Mg vào dung dịch Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu đc 1,4 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 175,65 B. 179,24 C. 182,45 D. 168,15
Nhiệt phân metan trong lò hồ quang điện ở 1500°C thu được hỗn hợp X gồm metan, axetilen và hidro. Tỉ khối của X so với H2 bằng 5. Dẫn 1,792 lít X (ở đktc) vào dung dịch brom dư, khối lượng brom tối đa tham gia phản ứng là
A. 6,4 B. 3,2 C. 4,8 D. 8,0
Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất của cả quá trình là 75%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 50 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X, thu được kết tủa. Để lượng kết tủa thu được là lớn nhất thì cần tối thiểu 100 ml dung dịch NaOH. Giá trị của m là
A. 72,0 B. 64,8 C. 90,0 D. 75,6
Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với nước dư thu được V lít H2 (đktc) và còn 0,182m gam chất rắn không tan. Cho 0,3075 mol hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 0,982V lít H2 (đktc). Giá trị của m là:
A. 11,36 B. 11,24 C. 10,39 D. 10,64
Hỗn hợp M gồm một este no đơn chức mạch hở và hai amin no, đơn chức, mạch hở X và Y là đồng đẳng kế tiếp nhau (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng vừa đủ 0,225 mol O2, thu được H2O, N2 và 0,12 mol CO2. Công thức phân tử của Y là
A. C3H9N. B. C4H11N. C. C2H7N. D. CH5N.
Đốt cháy 5,6 gam bột Fe trong bình đựng oxi thu dược 7,36 gam hỗn hợp A gồm Fe2O3, Fe3O4 và Fe. Hòa tan hoàn toàn lượng hỗn hợp A bằng dung dịch HNO3 thu được V lit khí X và NO tỉ khối so với H2 bằng 19. a. Tính thể tích V ở đktc b. Cho một bình kín dung tích không đổi 4 lit chứa 640 ml H2O (d = 1g/ml). Phần không khí trong bình chứa 1/5 thể tích khí O2 còn lại là N2 . Bơm tất cả khí B vào bình lăc kĩ cho đến khi phản ứng xong thu được dung dịch X. Tính C% của dung dịch X.
Có 5,56 gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M (hoá trị 3). Chia làm 2 phần bằng nhau. Phần 1: Hoà tan hết trong dung dịch HCl được 1,568 lít khí H2 (đktc). Phần 2: Tác dụng vừa đủ với 2,016 lít khí Cl2 (đktc). Xác định kim loại M và thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong A.
Đung nóng 132,8 gam hỗn hợp X gồm 3 rượu no AOH, BOH, ROH với H2SO4 đặc ở 140°C ta thu được 111,2 gam hỗn hợp 6 ete có số mol bằng nhau. Mặt khác, nếu đun hỗn hợp X với H2SO4 đặc ở 180°C thì thu được hỗn hợp Y chỉ chứa 2 khí olefin.
1. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của các rượu.
2. Tính % khối lượng của mỗi rượu trong hỗn hợp X.
3. Biết hỗn hợp Y làm mất màu vừa đủ 800 ml dung dịch Brom 2M. Tính khối lượng nước thu được khi X phản ứng tạo ra hỗn hợp Y.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến