Hòa tan m gam hỗn hợp A gồm Mg và Fe (tỉ lệ mol tương ứng là 7:6) vào dung dịch HCl. Sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch B, 23,072 lít khí và 0,3m gam chất rắn. Tìm m
nMg = 7x và nFe = 6x
—> mA = 24.7x + 56.6x = m
—> x = m/504
nMg phản ứng = 7x
nFe phản ứng = 6x – 0,3m/56 = 3,3x
—> nH2 = 7x + 3,3x = 1,03
—> x = 0,1
—> m = 50,4
Hỗn hợp khí X gồm H2, ankan A và hiđrocacbon B được chứa trong 1 bình kín có 1 ít Ni, nung bình đến phản ứng hoàn toàn thu được 13,44 lít khí Y (đktc), chia Y thành 2 phần bằng nhau
Phần 1 dẫn qua bình Br2 dư thấy nước Br2 nhạt màu và thu được khí A duy nhất. Đốt cháy hoàn toàn A thu được CO2 và H2O có tỉ lệ về khối lượng là 88:45
Phần 2 đốt cháy hoàn toàn thu được 30,8 gam CO2 và 10,8 gam H2O
Xác định A, B và % các khí trong X
Một hỗn hợp A gồm Na, Mg, Al được chia làm 3 phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng hết với nước dư thu được 0,896 lít H2 (đktc). Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 6,944 lit H2 (đktc). Phần 3 tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch B và 9,184 lít H2 (đktc). Cho dung dịch B tác dụng với 450 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 11,9 gam B. 9,1 gam C. 19,1 gam D. 1,9 gam
Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam kim loại M trong dung dịch HNO3 dư. Sau phản ứng thu được 8,96 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO2 và NO có tỉ lệ thể tích 3 : 1. Xác định kim loại M.
Đun nóng hỗn hợp gồm 4 lít khí nitơ và 13 lít khí hidro (nhiệt độ xúc tác thích hợp). Sau phản ứng thu được 15 lít hỗn hợp khí. Tính hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3. (Các khí đo ở đktc).
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A gồm 2 hidrocacbon thuộc cùng dãy đồng đẳng. Hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy vào 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M thu được kết tủa và khối lượng dung dịch tăng 1,02 gam. Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch lại thu được kết tủa và tổng khối lượng kết tủa cả 2 lần là 15,76 gam. Hỗn hợp A thuộc dãy đồng đẳng gì?
Crac kinh 20 lít n-butan thu được 36 lít hỗn hợp khí gồm C4H10, C2H4, C2H6, CH4 theo 2 phương trình phản ứng: C4H10 —> C2H4 + C2H6 và C4H10 —> CH4 + C3H6. Hiệu suất của quá trình crackinh là:
A. 60% B. 70% C. 80% D. 90%
Dùng CO khử m gam Fe2O3 tạo thành 1,1 gam CO2 và hỗn hợp X (3 oxit). X phản ứng vừa đủ với 0,25 lít dung dịch H2SO4 0,5M. Tính m.
Hỗn hợp M gồm peptit X (cấu tạo từ glyxin và alanin) và hai este mạch hở (không chứa nhóm chức khác) Y (CnH2n–14O6), Z (CmH2m–6O4). Thủy phân hoàn toàn 32,63 gam M trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được phần hơi 7,10 gam hỗn hợp R gồm glixerol và etylen glicol; phần rắn là hỗn hợp T gồm 4 muối. Đốt cháy hoàn toàn T thu được H2O và N2 có tổng khối lượng là 15,39 gam; Na2CO3; 23,968 lít CO2. Đốt cháy 7,10 gam R cần vừa đủ 6,272 lít O2. Biết các khí đều đo ở đktc. Phần trăm khối lượng của X trong M gần nhất với:
A. 32%. B. 33%. C. 34%. D. 35%
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến