Hoàn thành các phương trình hóa học (ghi rõ điều kiện nếu có) theo sơ đồ sau:
Tinh bột → A → B → D → E → F
Biết D là một axit hữu cơ có trong giấm ăn. E là chất lỏng, mùi thơm, ít tan trong nước, dùng làm dung môi trong công nghệp.
(C6H10O5)n + nH2O —> nC6H12O6 (Đun nóng, xúc tác H+)
C6H12O6 —> 2C2H5OH + 2CO2 (men rượu)
C2H5OH + O2 —> CH3COOH + H2O (men giấm)
CH3COOH + C2H5OH —> CH3COOC2H5 + H2O (H2SO4 đặc)
CH3COOC2H5 + NaOH —> CH3COONa + C2H5OH.
Có 4 dung dịch riêng biệt: H2SO4 1M; KNO3 2M; HNO3 4M, HCl 0,5M được đánh số ngẫu nhiên là (1), (2), (3) (4). Lấy cùng thể tích 2 dung dịch ngẫu nhiên là 5ml rồi tác dụng với Cu dư. Thu được kết quả thí nghiêm khí NO như sau (NO sản phẩm khử duy nhất, thể tích khí đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất)
Tỉ lệ V1 : V2 là
A. 4 : 3. B. 5 : 4.
C. 3: 4. D. 4 : 5.
Chất A là 1 loại phân đạm chứa 46,67% nitơ. Để đốt cháy hoàn toàn 1,8 gam A cần 1,008 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy gồm N2, CO2, hơi H2O, trong đó tỉ lệ thể tích VCO2 : VH2O = 1 : 2. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của A biết rằng công thức đơn giản nhất của A cũng là công thức phân tử.
Dẫn 1 mol hỗn hợp M gồm C2H2 và H2 qua xúc tác Ni nung nóng , sau một thời gian thu được hỗn hợp N gồm 4 khí. Để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp N cần 22,4 lít khí O2 (đktc). Cho hỗn hợp N qua bình đựng dung dịch Br2 dư, sau hi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng bình tăng m gam và thoát ra 13,44 lít hỗn hợp khí P (đktc) có tỉ khối so với H2 là 13/6.
a. Tính phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp M
b. Tính m
Hỗn hợp E gồm kim loại Al và oxit FexOy. Nung m gam E trong điều kiện không có không khí, giả sử chỉ xảy ra phản ứng 2yAl + 3FexOy → yAl2O3 + 3xFe. Sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn F. Chia F thành hai phần:
Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch NaOH (lấy dư), sau phản ứng thu được 3,024 lít khí H2 và 3,36 gam chất rắn không tan.
Phần 2: (có khối lượng bằng 2,95 gam) cho tác dụng với H2SO4 đặc nóng, sau phản ứng chỉ thu được 1,568 lít SO2 và dung dịch chứa 12,07 gam hỗn hợp 3 muối sunfat.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và thể tích các khi đo ở điều kiện tiêu chuẩn
a, Tính m
b, Xác định công thức phân tử của oxit FexOy
Cho 9,86 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào một cốc chứa 430 ml dung dịch H2SO4 1M. Sau khi các phản ứng hoàn toàn, thêm tiếp vào cốc 1,2 lít dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,05M và NaOH 0,7M, khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn, rồi lọc lấy kết tủa và nung nóng đến khối lượng không đổi, thu được 26,08 gam chất rắn. Khối lượng Mg trong hỗn hợp ban đầu là
A. 7,26 gam. B. 2,6 gam. C. 4,8 gam. D. 1,24 gam.
Hỗn hợp X gồm chất Y (C3H10O2N2) và chất Z (C5H10O3N2), trong đó Z là đipeptit. Đun nóng 26,52 gam X với 300 ml dung dịch KOH 1M (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 1 amin T và m gam hỗn hợp gồm 2 muối. Giá trị của m là
A. 38,98 B. 35,02 C. 30,22 D. 36,46
Hỗn hợp X chứa 3 amin no, mạch hở. Đốt cháy 0,06 mol X cần V lít khí oxi ở đktc thu được 2,24 lít khí CO2 ở đktc và 0,045 mol N2. Giá trị V là:
A. 4,032 B. 4,536 C. 3,36 D. 4,48
Hòa tan hết 6,54 gam hỗn hợp gồm Mg và Al có tỉ lệ mol tương ứng 8 : 5 vào dung dịch HNO3 31,5% (lấy dư 25% so với phản ứng) kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 1,792 lít hỗn hợp khí Y gồm NO, N2O, N2 có tỉ khối so với He bằng 8,75. Dẫn toàn bộ Y vào bình chứa sẵn 0,02 mol O2 sau phản ứng thu được hỗn hợp khí Z gồm 3 khí. Giả sử nước bay hơi không đáng kể. Nồng độ phần trăm của Al(NO3)3 trong X gần nhất với giá trị nào sau đây:
A. 13,6% B. 10,5% C. 12,8% D. 14,2%
Đốt cháy hoàn toàn 12,6 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol mạch hở thu được 0,4 mol CO2, mặt khác, khi cho 12,6 gam hỗn hợp X tác dụng với CuO dư, kết thúc phản ứng thấy khối lượng rắn giảm 6,4 gam. Lấy toàn bộ hỗn hợp hơi thu được sau phản ứng tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 129,6 gam Ag. % Khối lượng của ancol có phân tử khối lớn nhất trong X gần nhất với:
A. 60 B. 55 C. 50 D. 45
Cho một lượng Fe vào bình chứa dung dịch NaNO3 và H2SO4. Đun nóng cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy thoát ra 2,688 lít NO (đktc) còn lại dung dịch X. Cho tiếp vào bình một ít KNO3 thu được dung dịch Y chỉ chứa m gam muối và thấy thoát ra 0,672 lít NO (đktc). Nếu cho HNO3 dư vào X thì thu được 1,12 lít NO. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3- trong các phản ứng, giá trị của m là:
A. 35,2 B. 43,9 C. 41,4 D. 39,6
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến