Đối với văn học dân gian, em cảm thấy có rất nhiều điều thích thú, một trong số đó là văn học dân gian là một sản phẩm mang tính tập thể của cộng đồng. Điều này khác hoàn toàn so với văn học hiện đại, mỗi tác phẩm chỉ thuộc về một tác giả duy nhất. Do mang tính tập thể của cộng đồng nên văn học dân gian có thể rất linh hoạt trong cách sử dụng tùy vào từng địa phương khác nhau. Đọc những câu ca dao hay những câu tục ngữ, ta không thấy có bóng dáng của tác giả thế nhưng nó lại trở nên rất quen thuộc, gần gũi với cuộc sống của con người. Mỗi câu chuyện sẽ có thể được biến tấu tùy vào đặc điểm của vùng miền, của địa phương, của đất nước. Ta có thể thấy truyện Tấm Cám có rất nhiều cách kết thúc truyện khác nhau, đồng thời ngay cả truyện cũng là 1 hình thức biến tấu, ta có thể bắt gặp 1 cốt truyện tương tự như vậy trong " Cô bé lọ lem" của những đất nước phương Tây xa xôi. Văn học dân gian còn cho ta thấy được cách lí giải mang đậm màu sắc trừu tượng của người xưa.