Hỗn hợp X gồm metanal và etanal. Cho 10,4 gam hỗn hợp X tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3, thu được 108 gam kết tủa. Hỏi 10,4 gam hỗn hợp X phản ứng được tối đa với bao nhiêu lít H2 (đktc)?
A. 8,96 lít. B. 11,2 lít. C. 6,72 lít. D. 4,48 lít.
X gồm HCHO (a) và CH3CHO (b)
mX = 30a + 44b = 10,4
nAg = 4a + 2b = 1
—> a = 0,2 và b = 0,1
—> nH2 = a + b = 0,3
—> VH2 = 6,72 lít
Crackinh 5,8 gam butan, thu được hỗn hợp X gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và một phần butan chưa bị crackinh. Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Tỉ khối của X so với khí hiđro là:
A. 16,1. B. 29,0. C. 23,2. D. 18,1.
Dẫn hơi C2H5OH qua ống đựng CuO nung nóng được hỗn hợp X gồm anđehit, ancol dư và nước. Cho X tác dụng với Na dư, thu được 4,48 lít H2 (đktc). Khối lượng hỗn hợp X là (biết chỉ có 80% ancol bị oxi hóa):
A. 13,8 gam B. 27,6 gam.
C. 18,4 gam. D. 23,52 gam.
Hấp thụ hết a mol khí CO2 vào dung dịch chứa hỗn hợp KOH và Ba(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn theo sơ đồ bên.
Khi a = 1, lọc bỏ kết tủa sau đó cô cạn dung dịch rồi nung chất tạo thành ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 59,7. B. 34,1. C. 42,9. D. 47,3.
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Lấy vào ống nghiệm thứ nhất 0,5 ml dung dịch HNO3 đặc (68%) và ống nghiệm thứ hai 0,5 ml dung dịch HNO3 15%. Bước 2: Cho vào mỗi ống nghiệm một mảnh nhỏ đồng kim loại. Nút các ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch NaOH. Đun nhẹ ống nghiệm thứ hai. Cho các phát biểu sau: (a) Ở hai ống nghiệm, mảnh đồng tan dần, dung dịch chuyển sang màu xanh. (b) Ở ống nghiệm thứ nhất, có khí màu nâu đỏ thoát ra khỏi dung dịch. (c) Ở ống nghiệm thứ hai, thấy có khí không màu, không hóa nâu thoát ra khỏi dung dịch. (d) Bông tẩm dung dịch NaOH có tác dụng hạn chế khí độc NO2 thoát ra khỏi ống nghiệm. (e) Có thể thay bông tẩm dung dịch NaOH bằng bông tẩm dung dịch NaCl. Số phát biểu đúng là:
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Cho Cu(OH)2/NaOH vào glucozơ, sau khi đun nóng thì thấy xuất hiện
A. dung dịch xanh lam.
B. kết tủa đỏ gạch.
C. dung dịch xanh lam và kết tủa đỏ gạch.
D. không có hiện tượng xảy ra.
Cho 3,76 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Cu tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 6,82. B. 4,78. C. 5,80. D. 7,84.
Số chất hữu cơ chứa C, H, O có phân tử khối không vượt quá 88u (88 đvC), vừa phản ứng được với NaHCO3 tạo chất khí, vừa tham gia phản ứng tráng gương là:
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm BaO, NH4HCO3, NaHCO3 (có tỉ lệ mol lần lượt là 5 : 4 : 2) vào nước dư, đun nóng. Khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chứa:
A. Na2CO3. B. NaHCO3 và Ba(HCO3)2.
C. NaHCO3. D. NaHCO3 và (NH4)2CO3.
Hoà tan 17 gam hỗn hợp NaOH, KOH, Ca(OH)2 vào nước được 500 gam dung dịch X. Để trung hoà 50 gam dung dịch X cần dùng 40 gam dung dịch HCl 3,65%. Cô cạn dung dịch sau khi trung hoà thu được khối lượng muối khan là:
A. 3,16 gam. B. 1,22 gam. C. 2,44 gam. D. 1,58 gam.
Hỗn hợp X gồm một số ancol cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol X cần dùng hết 40,8 gam O2 và thu được 0,85 mol CO2. Mặt khác, nếu đun 32,8 gam hỗn hợp X ở 140°C với H2SO4 đặc, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với Na dư thu được V lít H2 (đktc). Giả sử các ancol tham gia phản ứng tách nước với cùng một hiệu suất 40%. Giá trị của V là:
A. 2,24 B. 3,36. C. 5,6. D. 4,48.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến