Số chất hữu cơ chứa C, H, O có phân tử khối không vượt quá 88u (88 đvC), vừa phản ứng được với NaHCO3 tạo chất khí, vừa tham gia phản ứng tráng gương là:
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Phản ứng với NaHCO3 —> Có -COOH
Phản ứng tráng gương —> Có -CHO
Các chất X có MX ≤ 88 thỏa mãn:
HCOOH
OHC-COOH
OHC-CH2-COOH
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm BaO, NH4HCO3, NaHCO3 (có tỉ lệ mol lần lượt là 5 : 4 : 2) vào nước dư, đun nóng. Khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chứa:
A. Na2CO3. B. NaHCO3 và Ba(HCO3)2.
C. NaHCO3. D. NaHCO3 và (NH4)2CO3.
Hoà tan 17 gam hỗn hợp NaOH, KOH, Ca(OH)2 vào nước được 500 gam dung dịch X. Để trung hoà 50 gam dung dịch X cần dùng 40 gam dung dịch HCl 3,65%. Cô cạn dung dịch sau khi trung hoà thu được khối lượng muối khan là:
A. 3,16 gam. B. 1,22 gam. C. 2,44 gam. D. 1,58 gam.
Hỗn hợp X gồm một số ancol cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol X cần dùng hết 40,8 gam O2 và thu được 0,85 mol CO2. Mặt khác, nếu đun 32,8 gam hỗn hợp X ở 140°C với H2SO4 đặc, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với Na dư thu được V lít H2 (đktc). Giả sử các ancol tham gia phản ứng tách nước với cùng một hiệu suất 40%. Giá trị của V là:
A. 2,24 B. 3,36. C. 5,6. D. 4,48.
Hai hiđrocacbon X và Y đều có công thức phân tử C6H6, X có mạch cacbon không nhánh. X làm mất màu dung dịch nước brom và dung dịch thuốc tím ở điều kiện thường. Y không tác dụng với 2 dung dịch trên ở điều kiện thường nhưng tác dụng được với H2 dư tạo ra Z có công thức phân tử C6H12. X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư tạo ra C6H4Ag2. X và Y là:
A. Hex–1,4–điin và toluen. B. Hex–1,4–điin và benzen.
C. Benzen và Hex–1,5–điin. D. Hex–1,5–điin và benzen.
Khối lượng phân tử trung bình của xenlulozo trong sợi bông là 4.860.000 . Vậy số mắt xích của GLUCOZO có trong xenlulozo nêu trên là: A.25000 B:27000 C:30000 D:35000
Nung nóng hỗn hợp gồm BaSO4, Na2CO3, FeCO3 trong không khí (chỉ chứa N2 và O2) đến khối lượng không đổi được chất rắn A và khí B. Hoà tan A vào nước dư thu được dung dịch C và chất rắn D. Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào C thu được dung dịch E và khí F. Dung dịch E vừa tác dụng với NaOH vừa tác dụng với H2SO4. Viết các phương trình hoá học xảy ra và xác định A, B, C, D, E, F.
Hỗn hợp (H) gồm một số axit cacboxylic đơn chức và axit cacboxylic đa chức đều mạch hở, trong (H) oxi chiếm 64,3357% khối lượng. Cho (H) tác dụng vừa đủ với 230 ml dung dịch NaOH 2M, cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam rắn khan. Giá trị của m gần nhất với
A. 25. B. 33. C. 34. D. 26.
Đốt cháy hoàn toàn 15,72 gam hỗn hợp X gồm một anđehit đơn chức và một anđehit hai chức cần đúng 0,57 mol O2. Mặt khác 15,72 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được 103,68 gam kết tủa Ag. Biết hai anđehit có cùng số nguyên tử cacbon. % số mol của anđehit hai chức là
A. 66,41%. B. 33,59%. C. 60%. D. 40%.
Cho 48,67 gam dung dịch HCl 30% vài bình chưa 53,2 gam một kim loại kiềm. Cho bay hơi dung dịch trong điều kiện không có không khí thì thu được 99,92 gam chất rắn là hỗn hợp 2 hoặc 3 chất. Xác định kim loại kiềm?
Để hòa tan hoàn toàn a gam kim loại M (hóa trị không đổi) người ta đã dùng b gam dung dịch HCl, kết thúc phản ứng thu được dung dịch D. Để trung hòa lượng HCl dư cần thêm vào dung dịch D 120g dung dịch NaHCO3, thấy thoát ra 2,24 lít khí và thu được dung dịch E, đó trong đó nồng độ phần trăm của NaCl và muối clorua kim loại M tương ứng là 1,25% và 4,06%. Thêm tiếp lượng dư dung dịch NaOH vào E, sau đó lọc kết tủa, rồi nung tới khối lượng không đổi thì thu được 8 gam chất rắn. Viết phương trình hóa học và xác định M?
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến