Quy đổi X thành Na (x), Ba (y) và O (z)
mX = 23x + 137y + 16z = 21,6
Bảo toàn electron: x + 2y = 2z + 0,05.2
Y chứa NaOH (x) và Ba(OH)2 (y)
—> 40x + 171y = 26,12
—> x = 0,14; y = 0,12; z = 0,14
TN1: nCO2 = a —> nBaCO3 = b
TN2: nCO2 = 2a —> nBaCO3 = 0,5b
Nhận xét: TN2 có CO2 tăng, kết tủa giảm nên kết tủa đã bị hòa tan. Phần dung dịch chứa NaHCO3 (0,14), Ba(HCO3)2 (0,12 – 0,5b).
Bảo toàn C —> 0,14 + 2(0,12 – 0,5b) + 0,5b = 2a (1)
Nếu TN1 kết tủa chưa bị hòa tan:
+ Chỉ Ba(OH)2 phản ứng —> a = b
Kết hợp (1) —> a = b = 0,152 —> V = 3,4048
+ Cả NaOH đã phản ứng —> b = 0,12
Kết hợp (1) —> a = 0,16; b = 0,12 —> V = 3,584
Nếu TN1 kết tủa đã bị hòa tan:
—> 0,14 + 2(0,12 – b) + b = 2a
Kết hợp (1) —> Vô nghiệm.
Cho e hỏi lúc phản ứng thì ưu tiên với baoh2 tạo kết tủa trước còn khi xảy ra phản ứng tạo HCO3- thì Na2Co3 xảy ra phản ứng trước đúng k ạ
cho e hỏi tại sao khi cả NaOH phản ứng thì b= 0.12 v .Và tại sao có thể giả sử chỉ có BaOH phản ứng vì e nghĩ xảy ra phản ứng đồng thời chứ ạ