Hỗn hợp X gồm S và Br2 tác dụng vừa đủ với hỗn hợp Y gồm 9,75 gam Zn, 6,4 gam Cu và 9,0 gam Ca thu được 53,15 gam chất rắn. Lượng S có trong X là
A. 12,432 B. 23,432 C. 13,234 D. 34
Đặt a, b là số mol S và Br2.
Bảo toàn khối lượng:
32a + 160b + 9,75 + 6,4 + 9 = 53,15
Bảo toàn electron:
2a + 2b = 2nZn + 2nCu + 2nCa
—> a = 0,375 và b = 0,1
—> mS = 12 gam
Sau khi đun nóng 23,7 gam KMnO4 thu được 22,74 gam hỗn hợp rắn. Cho hỗn hợp rắn trên tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 36,5% (d = 1,18 g/ml) đun nóng. Tính thể tích khí Cl2 (đktc) sinh ra
A. 7,56 B. 7,056 C. 22,4 D. 6,72
Cho 0,02 mol α-amino axit X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,04 mol NaOH. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủvới dung dịch chứa 0,02 mol HCl, thu được 3,67 gam muối. Công thức của X là
A. HOOC-CH2CH(NH2)-COOH. B. CH3CH(NH2)-COOH.
C. HOOC-CH2CH2CH(NH2)-COOH. D. H2N-CH2CH(NH2)-COOH.
Cho 0,1 mol axit α-aminopropionic tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 11,10. B. 16,95.
C. 11,70. D. 18,75.
Số đồng phân amin bậc một, chứa vòng benzen, có cùng công thức phân tử C7H9N là
A. 3. B. 5.
C. 2. D. 4.
Cho 100 ml dung dịch amino axit X nồng độ 0,4M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,5M, thu được dung dịch chứa 5 gam muối. Công thức của X là
A. H2NC3H6COOH B. H2NC3H5(COOH)2
C. (H2N)2C4H7COOH D. H2NC2H4COOH
X là đipeptit Val-Ala, Y là tripeptit Gly-Ala-Glu. Đun nóng m gam hỗn hợp X và Y có tỉ lệ số mol 3 : 2 với dung dịch KOH vừa đủ, sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được 17,72 gam muối. Giá trị của m gần nhất với
A. 12,0 gam B. 11,1 gam. C. 11,6 gam. D. 11,8 gam
Chia hỗn hợp X gồm K, Al và Fe thành hai phần bằng nhau.
– Cho phần 1 vào dung dịch KOH (dư) thu được 0,784 lít khí H2 (đktc).
– Cho phần 2 vào một lượng dư H2O, thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam hỗn hợp kim loại Y. Hoà tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl (dư) thu được 0,56 lít khí H2 (đktc). Khối lượng (tính theo gam) của K, Al, Fe trong mỗi phần hỗn hợp X lần lượt là:
A. 0,39; 0,54; 1,40. B. 0,78; 1,08; 0,56.
C. 0,39; 0,54; 0,56. D. 0,78; 0,54; 1,12.
Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là
A. 0,8 gam. B. 8,3 gam. C. 2,0 gam. D. 4,0 gam.
Hoà tan hoàn toàn 14,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Sn bằng dung dịch HCl (dư), thu được 5,6 lít khí H2 (ở đktc). Thể tích khí O2 (ở đktc) cần để phản ứng hoàn toàn với 14,6 gam hỗn hợp X là
A. 2,80 lít. B. 1,68 lít. C. 4,48 lít. D. 3,92 lít.
Nguyên tử Na có 11p, 12n. Biết khối lượng mol của Na là 23. Khối lượng electron có trong 4,6 kg Na là
A. 1,21 gam B. 1,21u C. 4,6 gam D. 2,3u
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến