Hỗn hợp Y gồm C2H6, C2H4, H2 có thể tích là 11,2 lít (đktc). Đem đốt cháy hoàn toàn thu được 18 g nước. Hỗn hợp Y nặng hay nhẹ hơn metan.
nY = 0,5 và nH2O = 1
—> Số H = 2nH2O/nY = 4
—> C2H6 và H2 cũng có H trung bình là 4
—> nC2H6 = nH2
—> M(C2H6 và H2) = (30 + 2)/2 = 16
Do Y chứa C2H4 nặng hơn CH4 (16) nên Y nặng hơn C2H4.
Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam hợp chất X chỉ gồm 2 nguyên tố ta thu được 15,68 lít hỗn hợp khí gồm CO2 và hơi nước (đktc). Cho X tác dụng với Cl2 thu được sản phẩm Y trong đó clo chiếm 62,83% về khối lượng. Xác định công thức phân tử của X, Y.
Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp hai đồng đẳng của các hiđrocacbon no, mạch hở có thành phần hơn kém nhau k nguyên tử cacbon thì thu được b gam CO2. a. Tìm khoảng xác định của số nguyên tử C trong hiđrocacbon theo a, b, k. b. Cho a = 2,72 (g) ; b = 8,36 (g) và k = 2. Tìm công thức của các hiđrocacbon và tính % theo khối lượng của chúng trong hỗn hợp.
Một hỗn hợp X gồm hiđrocacbon (A) và O2 dư đem đốt cháy hoàn toàn thu sản phẩm làm lạnh thì thể tích giảm 50 %. Nếu cho khí còn lại qua KOH dư thể tích giảm đi 83,3 % số còn lại. a. Xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo các đồng phân của A. b. Tính thành phần % về thể tích của A và oxi trong hỗn hợp X. c. Đồng phân nào của A khi phản ứng thế với Cl2 cho một sản phẩm duy nhất.
Trong 1 bình kín chứa 8,96 lít hỗn hợp gồm 9,6 gam O2 và m gam hỗn hợp 3 hidrocacbon A, B, C ở thể khí. Bật tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp. cho hỗn hợp khí trong bình sau phản ứng lần lượt đi qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng KOH, thấy khối lượng bình 1 tăng 4,05 gam và bình 2 tăng 6,16 gam. Xác định công thức phân tử của các hidrocacbon , biết rằng phân tử A có số cacbon ít nhất, các phân tử B và C có số nguyên tử cacbon bằng nhau và trong hỗn hợp khối lượng mol của A gấp 4 lần tổng khối lượng mol của B và C. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
X là một anpha–amino axit, có công thức phân tử H2NCxHyCOOH; Y là một đipeptit mạch hở (được tạo thành từ các anpha–amino axit có dạng H2NCmH2mCOOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,24 mol hỗn hợp E gồm X và Y, thu được 0,99 mol CO2 và 1,065 mol H2O. Mặt khác, đun nóng hoàn toàn E với dung dịch KOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp T gồm 3 muối khan. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn nhất trong T là
A. 30,71%. B. 30,28%. C. 35,70%. D. 34,56%.
Cho 7,8 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Cu,CuO (trong đó oxi chiếm 5,13% khối lượng) vào dung dịch Y gồm NaNO3 và HCl thu được dung dịch Z gồm các muối clorua và hỗn hợp khí T gồm NO và NO2 có tỉ khối so với He là 11. Dẫn hỗn hợp khí T qua dung dịch HNO3 (vừa đủ) thu được 28/15 lít khí duy nhất. Mặt khác cho Z tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 12,5 gam kết tủa. Số mol Fe trong hỗn hợp X là:
A. 0,06 B.0,075 C.0,015 D.0,03
Cho 26,8 gam hỗn hợp KHCO3 và NaHCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 6,72 lít khí (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 24,55. B. 30,10. C. 19,15. D. 20,75.
Cho hỗn hợp khí chứa hai hidrocacbon A và B.Khi hidro hóa 1 lít hỗn hợp khí này cần dùng 1,8 lít khí hidro. Khi đốt cháy 1 lít hỗn hợp khí A và B này thấy tạo thành 2,2 lít khí CO2. a/ Xác định CTPT, CTCT, tên gọi của hai hidrocacbon A và B và thành phần % theo thể tích của hỗn hợp khí. Tất cả thể tích đều được đo trong cùng điều kiện. b/ Tính tỷ khối của hỗn hợp khí A và B so với khí hidro
Cho các mệnh đề sau: (1) Phản ứng giữa axit axetic và ancol benzylic (ở điều kiện thích hợp) tạo thành benzyl axetat có mùi thơm của chuối chín. (2) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch. (3) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu sản xuất tơ nhân tạo. (4) Trong dung dịch, saccarozơ, glucozơ, fructozơ đều hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. (5) Xenlulozơ là nguyên liệu để sản xuất tơ axetat. Số mệnh đề đúng là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl. (b) Cho Fe3O4 vào dung dịch HNO3 dư, tạo sản phẩm khử duy nhất là NO. (c) Sục khí SO2 đến dư vào dung dịch NaOH. (d) Cho Fe vào dung dịch FeCl3 dư. (e) Cho hỗn hợp Cu và FeCl3 (tỉ lệ mol 1 : 2) vào H2O dư. (f) Cho Al vào dung dịch HNO3 loãng (không có khí thoát ra). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là
A. 4. B. 32. C. 5. D. 3.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến