Hợp chất A có công thức hoá học là M2O3, trong đó oxi chiếm 30% về khối lượng. Xác định công thức hoá học của A
%O = 16.3/(2M + 16.3) = 30%
—> M = 56: Fe
A là Fe2O3
Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol. Hai anken đó là:
A. eten và but–1–en.
B. propen và but–2–en.
C. 2–metylpropen và but–1–en.
D. eten và but–2–en.
Trung hòa một lượng Ca(OH)2 0,05M bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 0,1M. Tính nồng độ mol muối trong dung dịch thu được.
Cho dòng khí oxi đi qua bình đựng 18,2 gam một kim loại R đốt cháy thu được 23,4 gam hỗn hợp A gồm R, RO, R2O3. Hòa tan hoàn toàn hỗ hợp A bằng 1 lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 được đun nóng thu được dung dịch B và 4,48 lít SO2 (đktc). Cô đặc dung dịch B rồi làm lạnh thu được 112,77 gam muối D kết tinh với H = 90%. Xác định kim loại R và công thức muối D
Hợp chất hữu cơ C3H6O3 (E) mạch hở có nhiều trong sữa chua. E có thể tác dụng với Na và Na2CO3, còn khi tác dụng với CuO nung nóng thì tạo ra hợp chất hữu cơ không tham gia phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của E là:
A. CH3COOCH2OH. B. CH3CH(OH)COOH.
C. HOCH2COOCH3. D. HOCH2CH2COOH.
Cho 200 ml dung dịch NaOH xM tác dụng với 200 ml dung dịch H3PO4 1,75M, thu được dung dịch chứa 51,9 gam hỗn hợp hai muối. Giá trị của x là:
A. 3,5. B. 3. C. 4. D. 2,5.
Hỗn hợp X gồm metanal và etanal. Cho 10,4 gam hỗn hợp X tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3, thu được 108 gam kết tủa. Hỏi 10,4 gam hỗn hợp X phản ứng được tối đa với bao nhiêu lít H2 (đktc)?
A. 8,96 lít. B. 11,2 lít. C. 6,72 lít. D. 4,48 lít.
Crackinh 5,8 gam butan, thu được hỗn hợp X gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và một phần butan chưa bị crackinh. Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Tỉ khối của X so với khí hiđro là:
A. 16,1. B. 29,0. C. 23,2. D. 18,1.
Dẫn hơi C2H5OH qua ống đựng CuO nung nóng được hỗn hợp X gồm anđehit, ancol dư và nước. Cho X tác dụng với Na dư, thu được 4,48 lít H2 (đktc). Khối lượng hỗn hợp X là (biết chỉ có 80% ancol bị oxi hóa):
A. 13,8 gam B. 27,6 gam.
C. 18,4 gam. D. 23,52 gam.
Hấp thụ hết a mol khí CO2 vào dung dịch chứa hỗn hợp KOH và Ba(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn theo sơ đồ bên.
Khi a = 1, lọc bỏ kết tủa sau đó cô cạn dung dịch rồi nung chất tạo thành ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 59,7. B. 34,1. C. 42,9. D. 47,3.
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Lấy vào ống nghiệm thứ nhất 0,5 ml dung dịch HNO3 đặc (68%) và ống nghiệm thứ hai 0,5 ml dung dịch HNO3 15%. Bước 2: Cho vào mỗi ống nghiệm một mảnh nhỏ đồng kim loại. Nút các ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch NaOH. Đun nhẹ ống nghiệm thứ hai. Cho các phát biểu sau: (a) Ở hai ống nghiệm, mảnh đồng tan dần, dung dịch chuyển sang màu xanh. (b) Ở ống nghiệm thứ nhất, có khí màu nâu đỏ thoát ra khỏi dung dịch. (c) Ở ống nghiệm thứ hai, thấy có khí không màu, không hóa nâu thoát ra khỏi dung dịch. (d) Bông tẩm dung dịch NaOH có tác dụng hạn chế khí độc NO2 thoát ra khỏi ống nghiệm. (e) Có thể thay bông tẩm dung dịch NaOH bằng bông tẩm dung dịch NaCl. Số phát biểu đúng là:
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến