Phần II : Tiếng Việt
1 : Câu rút gọn : là câu có 1 bộ phần nào đó bị rút gọn , bộ phân bị rút gọn rong câu có thể là CN hoặc VN hoặc có cả C-V
Việc rút gọn câu giúp câu văn nói của bạn được ngắn gọn và xúc tích hơn mà vẫn đảm bảo được tính đúng đắn trong nội dung cần truyền đạt
Khi rút gọn câu cần lưu ý : chỉ dùng câu rút gọn trong điều kiện cho phép
2 : Câu Đặc biệt : là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ
Tác dụng :
- Xác định thời gian , nơi chốn diễn ra sự việc trong đoạn
- Liệt kê thông báo sự tồn tại của sự vật hiền tượng
- Bộc lộ cảm xúc
- Gọi - đáp
3 : + về ý nghĩa : Trạng ngữ thêm vào câu để xác định về địa điểm , thời gian , nguyên nhân , mục đích phương tiện , cách thức
+ về hình thức : Trạng ngữ có thể nằm ở đầu câu , giữa câu và cuối câu
Giữa trạng ngữa và vị ngữ thường ngăn cách bởi dấu phẩy
Phần III : Tập Làm Văn
1 : Văn nghị luận : là loại văn được viết nhằm xác lập cho người nghe , người đọc 1 tư tưởng quan điểm nào đó
+ Đặc điểm : trong văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng , có lí lẽ , dẫn chứng thuyết phục
+ Bố cục:
- Mở bài (đặt vấn đề): Giới thiệu vấn đề, tầm quan trọng của vấn đề, nêu được luận điểm cơ bản cần giải quyết.
- Thân bài ( giải quyết vấn đề): Triển khai các luận điểm, dùng lí lẽ dẫn chứng lập luận để thuyết phục người nghe theo quan điểm đã trình bày.
- Kết bài ( kết thúc vấn đề): Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã nêu
+ Phương Pháp lập luận gồm:
- Phương pháp chứng minh: mục đích làm sáng tỏ vấn đề, dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.
- Phương pháp giải thích: chỉ ra nguyên nhân, lí do, quy luật của sự việc hiện tượng được nêu trong luận điểm. Trong văn nghị luận, giải thích là làm sáng tỏ một từ, một câu, một nhận định.
- Phương pháp phân tích: là cách lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của một sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh đối chiếu,… và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.
- Phương pháp tổng hợp: là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản
2 : Lập luận chúng minh là dùng các lí lẽ, chứng cứ xác thực, đáng tin cậy, được mọi người thừa nhận để khẳng định một luận điểm (ý kiến, nhận định, đánh giá) là đúng hay sai, có lợi hay hại, đáng tin hay không đáng tin
+ Các bước làm bài văn lập luận chứng minh là :
- Tìm hiểu đề và tìm ý
- Lập dàn bài
- Viết bài
- Đọc và sửa chữa
+ Bố cục :
- Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh
- Thân bài: nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn
- Kết bài: nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn phần mở bài
Xin hết !