II. TỰ LUẬN (3,5 điểm) Câu 1. (1,0 điểm) : Nêu thành phần các cơ quan trong hệ tiêu hóa ở người? Giải thích nghĩa đen về mặt sinh học câu thành ngữ: Nhai kĩ, no lâu. Câu 2. (1,0 điểm): Phân biệt các tính chất của phản xạ có và không điều kiện ? Câu 3. (1,5 điểm): Nêu các tật của mắt, nguyên nhân và cách phòng tránh cận thị?

Các câu hỏi liên quan

Câu 32 :Xác định phép tu từ trong câu văn sau: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. (Hồ Chí Minh) A. Điệp ngữ. B. Nhân hoá. C. Liệt kê. D. Ẩn dụ. Câu 33. Cho biết tác dụng của câu đặc biệt: “Mệt quá!” A. Xác định thời gian. C. Gọi đáp. B. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc. D. Tường thuật. Câu 34: “Sớm. Chúng tôi tụ hội ở góc sân. Toàn chuyện trẻ con. Râm ran” (Duy Khán) Câu văn trên có mấy câu đặc biệt? A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn. D. Làm thế nào để thực hiện lời khuyên của câu tục ngữ Câu 35: Câu văn “Hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến rước Mị Nương về núi” có mấy trạng ngữ? A. Không có B. Một C. Hai D. Ba Câu 36: Câu văn:“Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt,bồn chồn” ở đoạn “Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xõa gối. Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn” là: A. Câu rút gọn. B. Câu đặc biệt. C. Trạng ngữ được tách thành câu riêng. D. Câu mở rộng thành phần. Câu 37: Câu nào không phải là câu bị động? A. Giáp được thầy giáo khen. B. Thằng bé bị ngã rất đau. C. Nó được mẹ dắt đi chơi. D. Nó bị phê bình. Câu 38: Dòng nào dưới đây là câu chủ động? A. Truyện cổ tích được trẻ em rất yêu thích. B. Nó được mẹ dắt đi chơi. C. Ông em trồng cây cam này đã từ lâu. D. Ta được văn chương luyện cho những tình cảm ta sẵn có. Câu 39: Trạng ngữ “Từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh” trong câu “Từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay” có ý nghĩa gì? A. Xác định nơi chốn. B. Xác định mục đích. C. Xác định nguyên nhân. D. Xác định thời gian. Câu 40: Câu văn “Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm” thuộc kiểu câu gì? A. Câu rút gọn. B. Câu đặc biệt. C. Câu đơn mở rộng thành phần. D. Câu bị động. Câu 41: Câu sau dưới đây là câu dùng cụm chủ vị để mở rộng? A. Khiêm tốn là tính nhã nhặn. B. Hoài bão lớn nhất của con người là tiến mãi không ngừng. C. Bỗng một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình. D. Tiếng Việt rất giàu thanh điệu. Câu 42: “Trong ca dao dân ca Việt Nam có nhiều bài nói đến con cò. Con cò là một trong những con vật gần gũi với người nông dân hơn cả. Những lúc cày cuốc, cấy hái, người nông dân Việt Nam thường thấy con cò ở bên cạnh họ. Con cò lội theo luống cày, con cò đứng trên bờ ruộng rỉa lông, ngắm nhìn người nông dân làm lụng.” (Vũ Ngọc Phan) Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? A. Miêu tả. B. Tự sự. C. Thuyết minh. D. Nghị luận. Câu 43: Mục đích của văn nghị luận là gì? A. Nhằm kể lại đầy đủ một câu chuyện nào đó. B. Nhằm bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người viết. C. Nhằm tái hiện sự vật, sự việc, con người và cảnh vật một cách sinh động. D. Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến, một quan điểm tư tưởng

Câu 21: Câu nào là câu đặc biệt trong các câu sau? A. Mẹ đi làm. B. Hoa nở. C. Bạn học bài chưa? D. Tiếng sao diều. Câu 22: Trong câu văn: “Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vã, ngón bấm, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi”, tác giả dùng biệt pháp nghệ thuật gì? A. So sánh. B. Nhân hóa. C. Liệt kê. D. Điệp ngữ. Câu 23: Trạng ngữ là gì? A. Là thành phần chính của câu. B. Là thành phần phụ của câu. C. Là biện pháp tu từ trong câu. D. Là một trong số các từ loại tiếng Việt. Câu 24 : Trạng ngữ trong câu sau: «Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt.» biểu thị điều gì ? A. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu. B. Mục đích của hành động được nói đến trong câu. C. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu. D. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu. Câu 25: Cụm chủ vị làm thành phần câu trong câu: “Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn” là: A. Trung đội trưởng Bính. B. Khuôn mặt đầy đặn. C. Bính khuôn mặt đầy đặn. D. Trung đội trưởng đầy đặn. Câu 26: Dấu chấm lửng trong đoạn văn sau có tác dụng gì? “Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán… Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.” A. Nói lên sự ngập ngừng, đứt quãng. B. Tỏ ý còn nhiều cung bậc chưa kể ra hết. C. Nói lên sự bí từ của người viết. D. Tỏ ý người viết lấp lửng hàm ý một vấn đề gì đó. Câu 27 : Dấu gạch ngang trong câu văn sau được dùng để làm gì? “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.” (Vũ Bằng) A. Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp. C. Dùng để biểu thị sự liệt kê. B. Dùng để đánh dấu bộ phận giải thích trong câu. D. Dùng để nối các từ nằm trong một liên danh. Câu 28: Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn? A. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân. C. Uống nước nhớ nguồn. B. Tôm đi trạng vạng, cá đi rạng đông. D. Người ta là hoa đất. Câu 29: Câu văn sau đây có mấy trạng ngữ? “Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. [...]” (Thép Mới) A. Một trạng ngữ. C. Ba trạng ngữ. B. Hai trạng ngữ. D. Bốn trạng ngữ. Câu 30: Câu văn: “Cuộc sống mới tươi đẹp đang xây dựng” là câu gì? A. Câu bị động. B. Câu chủ động. C. Câu rút gọn. D. Câu đặc biệt. Câu 31: Trong các câu sau, câu nào có cụm chủ - vị làm chủ ngữ trong câu? A. Lớp 7A và lớp 7B đều tích cực thi đua học tốt. C. Bà tôi là một đầu bếp giỏi. B. Cuốn tiểu thuyết của Tô Hoài đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. D. An học giỏi khiến cả nhà đều vui.