Ion OH- có thể phản ứng được với các ion:
A. Ca2+, Mg2+, Al3+, Cu2+.
B. Fe2+, Mg2+, Cu2+, HSO4-.
C. Fe2+, Zn2+, HS-, SO42-.
D. H+, NH4+, HCO3-, CO32-.
Ion OH- có thể phản ứng được với các ion: Fe2+, Mg2+, Cu2+, HSO4-.
Fe2+ + OH- —> Fe(OH)2
Mg2+ + OH- —> Mg(OH)2
Cu2+ + OH- —> Cu(OH)2
HSO4- + OH- —> SO42- + H2O.
Các ion Ca2+, SO42-, CO32- không phản ứng với OH-.
Hỗn hợp X gồm axetilen và etan có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 qua ống đựng xúc tác thích hợp, nung nóng ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp Y gồm etan, etilen, axetilen và H2. Tỉ khối của hỗn hợp Y so với hiđro là 129/13. Nếu cho 0,65 mol Y qua dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là
A. 0,35. B. 0,65. C. 0,40. D. 0,50.
X, Y, Z là ba este đều no và mạch hở (không chứa nhóm chức khác và MX < MY< MZ). Đun nóng hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ thu được một ancol T và hỗn hợp F chứa hai muối A và B có tỉ lệ mol tương ứng là 7 : 3 (MA < MB). Dẫn toàn bộ T qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 15,0 gam đồng thời thu được 5,6 lít khí H2 (đo ở đktc). Đốt cháy toàn bộ F thu được Na2CO3, CO2 và 9,9 gam H2O. Phần trăm khối lượng nguyên tố H trong Y là
A. 6,85%. B. 8,05%. C. 6,07%. D. 5,08%.
Cho các chất sau: anilin, phenyl amoni clorua, alanin, lysin, natri axetat. Số chất có khả năng làm đổi màu quỳ tím ẩm là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
Cho các chất rắn sau: CrO3, Cr, Cr2O3, Cr(OH)3, K2Cr2O7, K2CrO4. Số chất tan hoàn toàn trong dung dịch NaOH loãng, dư là
A. 3. B. 4. C. 6. D. 5.
Cho các chất: xenlulozơ, amilozơ, saccarozơ, amilopectin. Số chất chỉ được tạo ra từ các mắt xích α-glucozơ là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Hỗn hợp X gồm glucozơ, saccarozơ, glyxin và axit glutamic. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X cần dùng 0,99 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 (trong đó số mol CO2 bằng số mol H2O). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được dung dịch có khối lượng giảm 36,48 gam. Nếu cho 51,66 gam X trên vào dung dịch HCl loãng dư (đun nóng) thu được dung dịch Y có chứa m gam các hợp chất hữu cơ. Giá trị của m là
A. 59,325. B. 60,125. C. 53,655. D. 59,955.
Tại một phòng thí nghiệm, một sinh viên đang nghiên cứu về các phản ứng Sinh học – Hóa học dưới sự quan sát của ông giáo sư. Trong quá trình có công đoạn anh ta được giao việc tiến hành thủy phân đến hoàn toàn một hỗn hợp peptit đơn giản E gồm hai peptit X và Y bằng 690 ml dung dịch NaOH 1M, chỉ thu được hỗn hợp muối natri của glyxin (a gam) và alanin (b gam). Để xác định giá trị chính xác gần nhất của a và b, giáo sư bảo anh ta tiến hành, chia hỗn hợp E thành 2 phần không bằng nhau:
– Phần 1: Đốt cháy hoàn toàn trong O2 (dư), thu được hỗn hợp sản phẩm với: mCO2 – 1,8mH2O = 2,61997mN2
– Phần 2: Tiếp tục đốt cháy đến hoàn toàn trong O2 (dư), thu được hỗn hợp sản phẩm lần lượt qua bình I đựng H2SO4 (đặc, dư) và bình II chứa Ca(OH)2 (dư) thấy khối lượng bình II tăng 2,7205 lần so với bình I, anh ta thu được giá trị a : b gần nhất là
A. 99/11. B. 99/94. C. 97/96. D. 97/10.
Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa tristearin theo các bước sau: Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam tristearin và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%. Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi. Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4–5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ, để nguội đến nhiệt độ phòng. Câu 1. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sau bước 2, thu được chất lỏng đồng nhất.
B. Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nhẹ nổi lên trên.
C. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl là làm tăng tốc độ cho phản ứng xà phòng hóa.
D. Phần chất lỏng sau khi tách hết xà phòng có thể hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tách hết natri stearat ra khỏi hỗn hợp sau bước 3, thu được chất lỏng có thể hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu tím.
B. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl là làm tăng tốc độ cho phản ứng xà phòng hóa.
C. Sau bước 3, hỗn hợp tách thành hai lớp: chất rắn màu trắng nổi lên trên, phía dưới là chất lỏng.
D. Sau bước 2, thu được 2 lớp chất lỏng không hòa tan vào nhau.
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa Al, BaO và K vào lượng dư nước thu được dung dịch Y và 10,08 lít H2 (đktc). Cho từ từ đến hết 400 ml dung dịch H2SO4 1M vào Y, thu được 31,1 gam hỗn hợp kết tủa và dung dịch Z chứa 43,2 gam muối sunfat trung hòa. Giá trị của m là
A. 27,6. B. 41,4. C. 30,8. D. 32,4.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến