Ion PxOyn- có tổng số electron là 50. Hợp chất X được tạo bởi ion M+ và ion PxOyn-. Tổng số nguyên tử trong X là 8 và số hạt mang điện trong X là 160 hạt. Biết rằng số điện tích hạt nhân của O và P lần lượt là 8 và 15. Viết công thức cấu tạo của X.
Tổng số electron = 15x + 8y + n = 50
Biện luận:
n = 1 —> 15x + 8y = 49: Vô nghiệm
n = 2 —> 15x + 8y = 48: Vô nghiệm
n = 3 —> 15x + 8y = 47 —> x = 1, y = 4 là nghiệm duy nhất.
—> Anion là PO43-
—> X là M3PO4 (Tổng 8 nguyên tử nên M+ là cation đơn nguyên tử)
Số hạt mang điện = 3.2ZM + 2.15 + 4.2.8 = 160
—> ZM = 11 —> M là Na
X là Na3PO4. Công thức cấu tạo:
Cho 3,36 lít khí hiđrocacbon X (đktc) phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là
A. C4H4. B. C3H4. C. C4H6. D. C2H2.
Cho 4,4 gam anđehit đơn chức X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được 21,6 gam Ag. Công thức của X là
A. HCHO. B. CH3CHO. C. C2H3CHO. D. C2H5CHO.
Hòa tan hoàn toàn a gam kim loại M (có giá trị không đổi) vào 140 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y và V lít H2 (đktc). Cô cạn Y, thu được 31,66 gam hỗn hợp chất rắn khan. Mặt khác, Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,17 mol H2SO4 (loãng). Giá trị V là
A. 4,48 B. 5,376 C. 3,808 D. 3,36
Hòa tan hết 2m gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu, FeCO3 vào dung dịch chứa 2,0 mol HCl và 0,3 mol NaNO3, thu được dung dịch Y và m–9,2 gam Z gồm 3 khí NO; CO2 và H2. Cô cạn Y, thu được m+86 gam muối khan. Mặt khác, cho Y tác dụng tối đa với a gam Mg. Còn cho Y tác dụng tối đa với KOH, thu được 67,9 gam kết tủa (chứa 3 chất). Biết rằng NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Tổng giá trị a+m gần nhất với
A. 45 B. 46 C. 47 D. 48
Hidro hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai andehit mạch hở, thu được hỗn hợp Y. Cho Y vào bình đựng Na (dư 25% so với lượng phản ứng), thu được 11,2 lít H2 (đktc) và hỗn hợp rắn Z. Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được Na2CO3, H2O và 16,5 gam CO2. Mặt khác, cho 0,3 mol X tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 86,4 B. 97,2 C. 108,0 D. 129,6
Hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn, Cu, Fe. Hòa tan 9,31 gam X trong m gam dung dịch Y chứa H2SO4 13,0667% và NaNO3 4,25%, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Z gồm 2 khí NO và H2, dung dịch T chỉ chứa các muối sunfat trung hòa (trong T có 0,02 mol NH4+). Thêm từ từ dung dịch NaOH vào T thu được tối đa 17,81 gam kết tủa, nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi được 13,55 gam các oxit. Nồng độ % của FeSO4 trong dung dịch T gần nhất là
A. 1,97% B. 1,73% C. 1,89% D. 1,85%
Thủy phân hoàn toàn 42,38 gam hỗn hợp X gồm hai triglixerit mạch hở trong dung dịch KOH 28% (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được phần hơi Y nặng 26,2 gam và phần rắn Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được K2CO3 và 152,63 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Mặt khác, cho 0,15 mol X vào dung dịch Br2 trong CCl4, số mol Br2 phản ứng là
A. 0,18 B. 0,21 C. 0,24 D. 0,27
Cho 1,568 lít hỗn hợp khí A gồm 2 hidrocacbon mạch hở X, Y (trong đó X chứa liên kết đơn, Y chứa một liên kết kém bền) đi qua dung dịch Br2 thấy khối lượng bình brom tăng 0,7 gam và có 1,008 lít khí thoát ra. Đem đốt cháy hoàn toàn khí thoát ra ở trên thu được 3,024 lít CO2.
a. Xác định công thức phân tử của 2 hidrocacbon
b. Xác định thành phần phần trăm thể tích mỗi hidrocacbon trong hỗn hợp ban đầu.
Biết rằng trong A số mol của Y lớn hơn số mol của X và thể tích các khí đo ở đktc.
Hòa tan hoàn toàn 3,60 gam Mg trong 500 ml dung dịch HNO3 0,80M, phản ứng kết thúc thu được 448 ml một khí X (ở đktc) và dung dịch Y có khối lượng lớn hơn khối lượng dung dịch HNO3 ban đầu là 3,04 gam. Để phản ứng hết với các chất trong Y cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH 2,00M. Giá trị của V là:
A. 167,50. B. 230,00.
C. 156,25. D. 173,75.
Lên men m gam glucozơ để tạo thành ancol etylic (hiệu suất phản ứng bằng 90%). Hấp thụ hoàn toàn lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 7,5. B. 15,0. C. 18,5. D. 45,0.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến