Khi cho 100ml dung dịch KOH 1M vào 100ml dung dịch HCl thu được dung dịch có chứa 6,525 gam chất tan. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của HCl trong dung dịch đã dùng là
A. 0,75M. B. 1M.
C. 0,25M. D. 0,5M.
Nếu chất tan chứa KCl và HCl dư thì nKCl = nKOH = 0,1
—> m chất tan = mKCl + mHCl > mKCl = 7,45 > 6,525: Vô lý!
Vậy chất tan gồm KCl (x mol) và KOH dư (0,1 – x mol)
—> 74,5x + 56(0,1 – x) = 6,525 —> x = 0,05
—> CM HCl = 0,5 mol/l
Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng được muối Y. Kim loại M có thể là
A. Mg. B. Zn.
C. Al. D. Fe.
Các khí có thể cùng tồn tại trong một hỗn hợp là
A. NH3 và HCl. B. H2S và Cl2.
C. Cl2 và O2. D. HI và O3.
Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20%, thu được dung dịch Y. Nồng độ của FeCl2 trong dung dịch Y là 15,76%. Nồng độ phần trăm của MgCl2 trong dung dịch Y là
A. 24,24%. B. 11,79%.
C. 28,21%. D. 15,76%.
Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là
A. Na2SO3 khan. B. dung dịch NaOH đặc.
C. dung dịch H2SO4 đậm đặc. D. CaO.
Dãy gồm các chất vừa tan trong dung dịch HCl, vừa tan trong dung dịch NaOH là:
A. NaHCO3, MgO, Ca(HCO3)2.
B. NaHCO3, ZnO, Mg(OH)2.
C. NaHCO3, Ca(HCO3)2, Al2O3.
D. Mg(OH)2, Al2O3, Ca(HCO3)2.
Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị hai không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (ở đktc). Kim loại M là
A. Mg. B. Ca.
C. Be. D. Cu.
Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3?
A. Fe, Ni, Sn. B. Al, Fe, CuO.
C. Zn, Cu, Mg. D. Hg, Na, Ca.
Nung nóng 16,8 gam hỗn hợp gồm Au, Ag, Cu, Fe, Zn với một lượng dư khí O2, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 23,2 gam chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng với chất rắn X là
A. 400 ml. B. 200 ml.
C. 800 ml. D. 600 ml.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến