Khi đốt cháy một ancol no, mạch hở X thì lượng oxi cần dùng bằng 9 lần khối lượng oxi có trong X. Biết X chứa không quá ba nhóm chức. Số đồng phân cấu tạo (cùng chức và khác chức) của X là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
CnH2n+2Ox + (1,5n + 0,5 – 0,5x)O2 —> nCO2 + (n + 1)H2O
—> 2(1,5n + 0,5 – 0,5x) = 9x
—> 3n + 1 – 10x = 0
Do x ≤ 3 nên x = 1, n = 3 là nghiệm duy nhất —> CH3-CHOH-CH3; CH3-CH2-CH2OH
Hỗn hợp X gồm một este đơn chức và một este hai chức, trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức. Đun nóng 26,96 gam X cần dùng 400 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol kế tiếp và hỗn hợp Z gồm các muối. Chuyển hóa toàn bộ hai ancol trong Y thành hai anđehit rồi cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng, thu được 38,88 gam Ag. Phần trăm khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp Z là
A. 22,5%. B. 24,8%. C. 33,7%. D. 45,4%.
Hỗn hợp X gồm 1 ancol no đơn chức mạch hở và 1 ancol không no, đơn chức mạch hở có chứa liên kết đôi C=C. đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X thu được 0,26 mol CO2 và 0,3 mol H2O. vậy 2 ancol đó là:
A. CH3OH và CH2=CH-CH2OH
B. C2H5OH và CH2=CH-CH2OH
C. CH3OH và CH2=C(CH3)-CH2OH
D. C2H5OH và CH2=C(CH3)-CH2OH
Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol alanin và 0,2 mol glyxin tác dụng với 0,5 lít dung dịch NaOH 1M sau phản ứng thu được dung dịch X. Đem dung dịch X tác dụng với dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn cẩn thận thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 68,3. B. 49,2. C. 70,6. D. 64,1
Điện phân 200 ml dung dịch AgNO3 0,4M với điện cực trơ, trong thời gian 4 giờ, cường độ dòng điện là 0,402A. Tổng nồng độ mol các chất trong dung dịch sau điện phân là (coi thể tích của dung dịch không thay đổi)
A. 0,1M B. 0,4M C. 0,3M D. 0,5M
Tổng số hạt cơ bản của nguyên tố X là 82 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Viết ký hiệu của X.
Oxi hóa m gam ancol etylic một thời gian thu được hỗn hợp X. Chia X thành 3 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaHCO3 thoát ra 4,48 lít khí. Phần 2 tác dụng với Na dư thoát ra 8,96 lít khí. Phần 3 tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo thành 21,6 gam Ag. Các phản ứng của hỗn hợp X xảy ra hoàn toàn. Thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của m và hiệu suất phản ứng oxi hóa ancol etylic là
A. 124,2 và 33,33% B. 82,8 và 50%
C. 96,8 và 42,86% D. 96 và 60%
Biết rằng A tác dụng với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn B và hỗn hợp hơi C. Chưng cất C thu được D, D tráng bạc tạo sản phẩm E. E tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được B. Công thức cấu tạo của A là
A. HCOOCH2CH=CH2 B. CH3COOCH=CH2
C. HCOOCH=CH-CH3 D. HCOOCH=CH2
Hỗn hợp A gồm 0,1 mol propenal và a mol khí hidro. Cho hỗn hợp A qua ống sứ nung nóng có chứa Ni làm xúc tác, thu được hỗn hợp B gồm propanal, propan-1-ol, propenal và 0,15 mol hidro. Tỉ khối hơi của hỗn hợp B so với metan bằng 1,55. Giá trị của a là
A. 0,35 B. 0,3 C. 0,20 D. 0,25
Nguyên tử khối của neon là 20,179. Tính khối lượng của một nguyên tử neon theo kg
Thực hiện phản ứng crackinh butan thu được một hỗn hợp X gồm các ankan và các anken. Cho toàn bộ hỗn hợp X vào dung dịch Br2 dư thấy có khí thoát ra bằng 60% thể tích X và khối lượng dung dịch Br2 tăng 5,6 gam và có 25,6 gam brom đã tham gia phản ứng. Đốt cháy hoàn toàn khí bay ra thu được a mol CO2 và b mol H2O. Vậy a và b có giá trị là:
A. a = 0,9 mol và b = 1,5 mol
B. a = 0,56 mol và b = 0,8 mol
C. a = 1,2 mol và b = 1,6 mol
D. a = 1,2 mol và b = 2,0 mol
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến