Tạo sóng dừng trên sợi dây đàn hồi theo một thí nghiệm như hình vẽ. Sợi dây có chiều dài l được có đầu B, được để tự do. Đầu A được nối với âm thoa để tạo dao động. Tăng dần tần số dao động của âm thoa thì trên dây xuất hiện sóng dừng ứng với các tần số f1; f2; f3... Các tần số đó tỉ lệ với nhau theo tỉ lệA. 1 : 2 : 3... B. 1 : 3 : 5... C. 2 : 4 : 6... D. 1 : 5 : 9...
Nhận xét nào sau đây không đúng về glucozơ?A. Phân tử glucozơ có 5 nhóm OH B. Phân tử glucozơ có 1 nhóm –CHO C. Glucozơ bị thủy phân trong môi trường axit. D. Đốt cháy hoàn toàn a mol glucozơ thu được 6a mol CO2
Một sợi dây đàn hồi AB chiều dài 0,6m có hai đầu cố định. Khi hình thành sóng dừng với 4 bụng sóng thì biên độ dao động tại bụng là 4cm, tại điểm M gần A nhất dao động với biên độ 2$\sqrt{3}$cm, tính khoảng cách MAA. 30cm B. 7,5cm C. 5cm D. 10cm
Công thức phân tử nào dưới đây không thể là của este :A. C4H8O2. B. C4H10O2. C. C3H4O2. D. C4H6O2.
Ứng dụng nào sau đây không phải là của este?A. Dùng làm dung môi (pha sơn tổng hợp). B. Dùng trong công nghiệp thực phẩm (bánh, kẹo, nước giải khát) và mĩ phẩm (xà phòng, nước hoa...). C. HCOOR trong thực tế dùng để tráng gương, phích. D. Poli (vinyl axetat) dùng làm chất dẻo hoặc thuỷ phân thành poli (vinyl ancol) dùng làm keo dán.
Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định. Trên dây, A là một điểm nút, B là điểm bụng gần A nhất với AB = 18 cm, M là một điểm trên dây cách B một khoảng 12 cm. Biết rằng trong một chu kỳ sóng, khoảng thời gian mà độ lớn vận tốc dao động của phần tử B nhỏ hơn vận tốc cực đại của phần tử M là 0,1s. Tốc độ truyền sóng trên dây làA. 3,2 m/s B. 5,6 m/s C. 4,8 m/s D. 2,4 m/s
Tính chất vật lí nào sau đây của các kim loại không phải do các electron tự do gây ra?A. Tính cứng. B. Tính dẻo. C. Tính dẫn điện và dẫn nhiệt. D. Tính ánh kim.
Điểm M là một phần tử dao động trong một môi trường truyền sóng cơ học có phương trình dao động là uM(t) = 5cos240πt (cm) và sóng cơ học có bước sóng bằng 6 cm. Tại thời điểm t = 2 (s), điểm A cách nó một đoạn d = 12 (cm) có li độ bằng bao nhiêu?A. uA = 5 (cm). B. uA = 2,5 (cm). C. uA = -5 (cm). D. uA = -2,5 (cm).
Tại điểm O trong môi trường đẳng hướng, không hấp thụ âm, có 2 nguồn âm điểm, giống nhau với công suất phát âm không đổi. Tại điểm A có mức cường độ âm 20 dB. Để tại trung điểm M của đoạn OA có mức cường độ âm là 30 dB thì số nguồn âm giống các nguồn âm trên cần đặt thêm tại O bằngA. 4 B. 3 C. 5 D. 7
Một sợi dây đàn hồi hai đầu cố định được kích thích dao động với tần số không đổi. Khi lực căng sợi dây là 2,5 N thì trên dây có sóng dừng, tăng dần lực căng đến giá trị 3,6 N thì thấy xuất hiện sóng dừng lần tiếp theo. Biết tốc độ truyền sóng trên dây tỉ lệ căn bậc hai giá trị lực căng của sợi dây. Lực căng lớn nhất để trên dây xuất hiện sóng dừng làA. 90N B. 15N C. 28N D. 130N
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến