Khi nội dung câu chuyện ở câu 1 được khép lại cũng chính là lúc bài học làm người có ý nghĩa sâu sắc được mở ra. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về bài học đó. A. B. C. D.
Đáp án đúng: Giải chi tiết:*Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết một đoạn văn nghị luận xã hội. - Bài văn phải có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. *Yêu cầu về nội dung: 1. Bài học rút ra từ câu chuyện – Từ câu chuyện, thí sinh có thể xác định được trong cuộc sống, có nhiều điều mà bản thân mình không muốn nhận (sự đau đớn, khổ đau, mất mát, bất hạnh…). Và dù vẫn có lúc không tránh được nhưng bản thân mỗi người không ai mong những điều đó đến với mình. Bởi vậy, những điều mình không thích, không muốn cũng không nên làm với người khác bởi họ cũng có cảm xúc giống mình. 2. Bình luận - Trong cuộc sống chúng ta cần: + Không nên đem lại cho người khác những điều mà mình không muốn (nỗi đau đớn, khổ đau, sự mất mát hay bất hạnh…) dù vô tình hay cố ý. + Không được ích kỷ hay thờ ơ, dửng dưng, vô tình trước hậu quả của những lời nói hay hành động mà chính bản thân mình đã gây nên đối với người khác và phải biết đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu, sẻ chia và thông cảm… + Mỗi con người không chỉ biết đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho bản thân mà còn cần biết đem lại cho người khác niềm vui, niềm hạnh phúc… - Phê phán những kẻ chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân mà quên đi người khác. 3. Bài học bản thân Bài học rút ra cho bản thân: hãy biết sống chậm lại, lắng nghe những người xung quanh, để hiểu hơn, để yêu hơn và tránh gây ra những điều tổn thương không đáng có; biết nhận ra lỗi lầm của mình và biết sửa chữa nó.