Phân hữu cơ phải qua thời gian phân huỷ mới có thể cung cấp chất
dinh dưỡng cho cây trồng được.
-Vì nếu bón một lượng lớn cây không hấp thụ kịp sẽ bị rửa trôi
chất dinh dưỡng, tốt nhất nên bón với lượng nhỏ và chia làm nhiều lần.
- Không nên dùng phân lân để bón thúc vì lân khó tan
-Trước khi bón cần phải ủ kỹ, vì ủ phân có tác dụng đẩy nhanh
quá trình phân giải chất hữu cơ, tránh hiện tượng mất đạm,
diệt mầm bệnh, nấm, trứng giun sán.
-Chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ phải qua quá trình khoáng
hoá cây mới sử được.
Trước hết, khi đốt đồng các chất hữu cơ trong rơm rạ và trong đất sẽ biến thành chất vô cơ nên tro than của rơm rạ cũng chỉ cung cấp được một lượng dinh dưỡng rất nhỏ cho đồng ruộng.
Trong khi việc nung đốt ở nhiệt độ cao sẽ làm cho một lượng nước lớn trong đất bị bốc hơi. Nếu đốt đồng nhiều lần và lâu dài sẽ làm cho đất biến chất và trở nên chai cứng.
Một tác hại khác của đốt đồng là gây ô nhiễm môi trường. Bởi lẽ khi đốt rơm rạ, không chỉ có khí CO2 (dioxid cacbon) thải vào không khí, mà các khí độc khác như CH4 (metan), khí CO (cacbon monoxid) và một ít khí SO2 (dioxid sunfur) cũng thải vào.
Theo ước tính của các nhà chuyên môn, đốt 1ha (trung bình 7 tấn rơm rạ) sẽ phát thải 9,1 tấn CO2; 798kg khí CO; 398kg các chất hữu cơ độc hại và 12kg tro bụi.
Hơn nữa, thành phần chủ yếu của rơm rạ là chất xenlulozơ, hemixenlulozơ và các chất hữu cơ kết dính... khi đốt cháy sẽ tạo ra các loại khí độc, con người hít vào sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là sẽ dễ mắc các chứng bệnh về đường hô hấp, gây co thắt phế quản và không loại trừ nguy cơ gây ung thư phổi, nhất là trẻ em; khói do đốt rơm rạ là che khuất tầm nhìn là tác nhân gây tai nạn giao thông,....