Khi thêm 1 gam MgSO4 khan vào 100 gam dung dịch MgSO4 bão hòa ở 20°C đã làm cho 1,58 gam MgSO4 khan kết tinh trở lại dưới dạng tinh thể ngậm nước. Xác định công thức của tinh thể MgSO4 ngậm nước biết độ tan của MgSO4 ở 20°C là 35,1 gam.
C% bão hòa = 35,1/(100 + 35,1) = 25,981%
Khối lượng dung dịch còn lại sau khi tinh thể MgSO4.xH2O (a gam) bị tách ra:
mdd = 1 + 100 – a = 101 – a
Khối lượng chất tan còn lại:
mMgSO4 còn lại = 1 + 100.25,981% – 1,58 = 25,401 gam
—> C% bão hòa = 25,401/(101 – a) = 25,981%
—> a = 3,2324
Ta có tỉ lệ:
120 gam MgSO4 có trong 120 + 18x gam tinh thể
1,58…………………………..3,2324…………………
—> 1,58(120 + 18x) = 3,2324.120
—> x = 7
—> MgSO4.7H2O
Người ta cho vào 183,5 gam nước vào hỗn hợp gồm CuSO4 khan và CuSO4.5H2O có khối lượng tổng cộng là 16,5 gam. Dung dịch thu được có nồng độ 6%. Tính khối lượng các chất trong hỗn hợp?
Hòa tan 99,8 gam CuSO4.5H2O vào 162ml nước, làm lạnh dung dịch xuống 10 °C thu được 30 gam tinh thể CuSO4.5H2O. Biết độ tan của CuSO4 ở 10 °C là 17,4 gam. Xác định xem CuSO4.5H2O có lẫn tạp chất hay tinh khiết. Tính khối lượng tạp chất nếu có.
Điện phân dung dịch chứa a mol NaCl và b mol CuSO4 (a < b) với điện cực trơ màng ngăn xốp. Khi toàn bộ lượng Cu2+ bị khử hết thì thu được V lít khí ở anot. Biểu thức liên hệ giữa V với a và b là:
A. V= 11,2(b-a) B. V= 5,6(a+2b).
C. V= 22,4(b-2a) D. V= 11,2a
Điện phân có màng ngăn 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp CuSO4 (x) M và NaCl 0,5M (điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100%) với cường độ dòng điện 5A trong 3860 giây. Dung dịch thu được có khả năng hoà tan 1,35 gam Al. Giá trị của x là
A. 0,1 B. 0,15
C. 0,2 D. 0,3
Điện phân với điện cực trơ dung dịch chứa 0,2 mol AgNO3 với cường độ dòng điện 2,68 A, trong thời gian t giờ thu được dung dịch X (hiệu suất quá trình điện phân là 100%). Cho 16,8 gam bột Fe vào X thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và sau các phản ứng hoàn toàn thu được 22,7 gam chất rắn. Giá trị của t là
A. 2,00. B. 1,00.
C. 0,50. D. 0,25.
Điện phân với điện cực trơ, màng ngăn xốp hỗn hợp dung dịch gồm 2a mol NaCl và a mol CuSO4, đến khi ở catot xuất hiện bọt khí thì ngừng điện phân. Trong quá trình điện phân trên, khí sinh ra ở anot là
A. Cl2. B. Cl2 và O2.
C. H2. D. O2.
Dung dịch X có chứa KCl, FeCl3, HCl. Điện phân dung dịch X một thời gian thu được dung dịch Y. Y không làm đổi màu quỳ tím chứng tỏ quá trình điện phân đã dừng lại khi:
A. vừa hết FeCl3 B. vừa hết FeCl2
C. vừa hết HCl D. điện phân hết KCl
Biết ở 25 °C, hằng số phân li bazơ của NH3 là 1,74.10-5, bỏ qua sự phân li của nước. Giá trị pH của dung dịch NH3 0,1M ở 25 °C là
A. 11,12 B. 4,76 C. 13,00 D. 9,24
Trộn 100 ml dung dịch (gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400 ml dung dịch (gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M), thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là
A. 7. B. 2. C. 1. D. 6.
Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a (mol/l) thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là (biết trong mọi dung dịch [H+][OH-] = 10-14)
A. 0,15. B. 0,30.
C. 0,03. D. 0,12.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến