Khi thủy phân không hoàn toàn peptit mạch hở Gly–Ala–Val–Ala–Gly, thu được tối đa bao nhiêu peptit chứa gốc glyxin mà dung dịch của nó tham gia phản ứng màu biure?
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Các peptit thỏa mãn:
Gly–Ala–Val–Ala–Gly
Gly–Ala–Val–Ala
Gly–Ala–Val
Ala–Val–Ala–Gly
Val–Ala–Gly
Hòa tan Fe2(SO4)3 vào 300 ml dung dịch CuCl2 0,2M thu được dung dịch M. Tiến hành điện phân dung dịch M bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện là 6A trong thời gian điện phân là x giây, khối lượng dung dịch giảm là 7,3 gam. Nếu thời gian điện phân là y giây, thu được dung dịch Y có màu xanh lam và 1,456 lít khí sinh ra ở anot. Cho thanh Mg vào Y đến khi phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng thanh kim loại tăng 4,56 gam so với trước phản ứng. Giá trị của x gần nhất với
A. 4800. B. 3200. C. 2900. D. 1700.
Cho chất X (C8H21O4N3) là muối amoni của axit glutamic, chất Y (CmH2m+4O4N2) là muối amoni của axit cacboxylic đa chức, chất Z (CnH2n+4O2N2) là muối amoni của glyxin. Cho m gam E gồm X, Y và Z (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 1 : 2) tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng, thu được 0,12 mol hai amin và x gam hỗn hợp các muối. Giá trị của x gần nhất với
A. 10,5. B. 10,0. C. 11,0. D. 12,5.
Thêm 6,48g Al vào 600ml dung dịch X chứa H2SO4 2M và Fe2(SO4)3 thu được dung dịch Y. Để oxi hóa FeSO4 trong dung dịch Y cần dùng 400ml dung dịch KMnO4 0,03M thu được dung dịch Z. Xác định nồng độ mol các chất trong dung dịch Z, biết Al tan hoàn toàn.
Thủy phân m gam hỗn hợp M gồm este X và este Y (đều hai chức và mạch hở) bằng dung dịch chứa 0,52 mol KOH (vừa đủ) thu được hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử và hỗn hợp R gồm hai muối. Cho hỗn hợp ancol vào bình chứa Na dư thấy khối lượng chất rắn trong bình tăng 17,4 gam. Mặt khác, để đốt cháy hoàn toàn m gam M cần dùng vừa đủ 24,416 lít khí O2, thu được H2O và 51,04 gam CO2. Phần trăm khối lượng của este có phân tử khối nhỏ hơn trong M gần nhất với
A. 23%. B. 27%. C. 73%. D. 77%.
Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch X, 1 ml dung dịch NaOH 30% và 1 ml dung dịch CuSO4 2%, lắc nhẹ, thu được dung dịch màu tím. Chất X là
A. Lòng trắng trứng. B. Glucozơ.
C. Glyxerol. D. Tinh bột.
Nhúng thanh Fe vào 100 ml dung dịch CuSO4 0,5M đến phản ứng hoàn toàn, lấy thanh sắt ra, rửa sạch, sấy khô (giả sử toàn bộ kim loại sinh ra bám lên thanh sắt), khối lượng thanh sắt sau phản ứng
A. giảm 0,4 gam. B. tăng 3,2 gam.
C. tăng 0,4 gam. D. giảm 3,2 gam.
Cho 15,0 gam amino axit X (công thức có dạng H2NCnH2nCOOH) tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 22,3 gam muối. Số nguyên tử trong phân tử X là
A. 5. B. 8. C. 7. D. 10.
Đốt cháy hoàn toàn 168,88 gam hỗn hợp triglixerit X, thu được 10,80 mol CO2 và 10,04 mol H2O. Cho 84,44 gam X tác dụng được tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,18. B. 0,36. C. 0,27. D. 0,09.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho BaCO3 vào dung dịch KHSO4 dư. (2) Cho dung dịch NH4HCO3 vào dung dịch HCl. (3) Cho Na vào dung dịch CuSO4. (4) Cho dung dịch AlCl3 vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2. (5) Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch (NH4)2SO4. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm vừa sinh ra kết tủa, vừa sinh ra chất khí là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ X và Y có phân tử khối hơn kém nhau 18 đvC và MX < MY < 200. Đốt cháy hoàn toàn 49,14 gam hỗn hợp E chỉ thu được 36,288 lít khí CO2 (ở đktc) và 16,74 gam H2O. Mặt khác 49,14 gam E phản ứng vừa đủ với 810 ml dung dịch NaOH 1M thu được glixerol và 54,54 gam hỗn hợp hai muối cacboxylat có số mol bằng nhau. Khối lượng Hidro trong Y là
A. 2,16 gam. B. 0,8 gam. C. 0,27 gam. D. 0,96 gam.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến