A) phép điệp ngữ: "Không có kính, ừ thì, chưa cần"
=> Tác dụng cửa điệp ngữ đó: thể hiện sự ngang tàng, khiêu khích mọi gian khổ, tinh thần lạc quan, trẻ trung, tinh nghịch của người lính.
B) LƯU Ý: Đoạn văn diễn dịch (Có câu chủ đề):
Đoạn diễn dịch là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai cụ thể ý của câu chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, có thể kèm theo nhận xét, đánh giá và bộc lộ cảm nhận của người viết.
............................................................................................................
Phạm Tiến Duật (1941 - 2007) là nhà thơ lớn, có nhiều sáng tác, trưởng thành trong đội ngũ các nhà thơ thời kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ về tiểu đội xe không kính được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mĩ, ca ngợi tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, chiến đấu vì miền Nam ruột thịt của các chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Cảm hứng từ những chiếc xe không kính đã làm nền để nhà thơ chiến sĩ khắc hoạ thành công chân dung người chiến sĩ lái xe. Với thái độ, tinh thần lạc quan, bông đùa với những khó khăn:
“Không có kính, ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi”
Ta thấy bụi phun vào tóc, vào mặt là một trò gây cười, mưa ướt áo cứ đi tiếp vì gió lùa áo khô nhanh thôi, xe không kính cũng có cái hay đó là tầm nhìn rộng hơn, thấy được con đường “chạy thẳng vào tim”, thấy sao trời gần hơn “ùa vào buồng lái”. (câu ghép ) "Bụi, mưa, gió" là những cái khắc nghiệt của thời tiết, nguy hiểm cx giống như mưa bom, bão đạn của kẻ thù vậy. Điệp ngữ: "Không có kính, ừ thì, chưa cần" như để thể hiện sự ngang tàng, khiêu khích mọi gian khổ, tinh thần lạc quan, trẻ trung, tinh nghịch của người lính. Những khó khăn gian khổ như tăng lên gấp bội vì xe không có kính nhưng không làm giảm ý chí và quyết tâm của các chiến sĩ lái xe. Điệp từ “ừ thì”: như một cái tặc lưỡi, chép miệng đồng thuận, coi mọi khó khăn là chuyện nhỏ cho thấy thái độ lạc quan, yêu đời, tự tin có chút bướng bỉnh, ngang ngạnh, hình ảnh người lính lái xe hiện lên vừa đáng yêu vừa đáng nể. Và cả tiếng cười "ha ha" đã thể hiện niềm yêu đời tha thiết của các đồng chí. Với sự kết hợp thể thơ bảy chữ và tám chữ, các biện pháp tu từ như điệp ngữ, hoán dụ...tác giả đã sáng tạo được những hình ảnh độc đáo có chất liệu hiện thực sinh động. Với hình ảnh người chiến sĩ vận tải kiên cường, hùng dũng và đầy lạc quan, hóm hỉnh, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Và cái kết tinh đẹp nhất trong bài thơ ấy chính là tình đồng chí gắn bó và tình yêu Tổ quốc thiêng liêng.