(5,0 điểm):
Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong thơ Tố Hữu được thể hiện qua đoạn thơ:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng…
(Trích “Việt Bắc”, Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam)
A.
B.
C.
D.

Các câu hỏi liên quan

Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
Xin bạn bình tâm
Tôi chẳng bao giờ là nhà thơ tên tuổi cả
Danh hiệu đó xin nhường cho người khác
Tôi chỉ mong mình tự do
Để được là mình
Viết điều mình mong ước
Giữa cái thời sống là đeo đuổi
Danh hiệu, bạc tiền, ghế cao, nhà rộng
Tôi chọn tự do
Thi sĩ
Tự do trước hết là chính mình
Không chiều lụy mình
Ngóng cổ nghe lời khen ngợi
Với tôi
Sự ân thưởng một câu nói vui với bạn bè
Chiếc lá xanh bên đường
Chân mây chiều rạng rỡ
Tự do là tất cả
Những ràng buộc trong sạch
Giữa con người và con người
Con người cùng ngoại vật
Không ngã giá
Thật bình dị
Tự do làm hồn ta lớn lên
Trong chiều kích vũ trụ
(Tự do – Nguyễn Khoa Điềm, Tạp chí Sông Hương, số 292, tháng 6/2013)
Câu 1: Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Được viết bằng thể thơ gì? (0,5 điểm)
Câu 2: Chỉ ra và phân tích tác dụng nghệ thuật của biện pháp tu từ nổi bật mà tác giả sử dụng trong văn bản (0,5 điểm)
Câu 3: Anh chị hiểu thế nào về hai câu thơ: Tự do làm hồn ta lớn lên/ Trong chiều kích vũ trụ? (1 điểm)
Câu 4: Căn cứ vào nội dung văn bản, anh/chị hãy giải thích nhan đề Tự do theo quan niệm của Nguyễn Khoa Điềm. (1 điểm)
A.
B.
C.
D.